Người bị áp giải có hành vi chống đối hay bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải xử lý như thế nào?
- Người bị áp giải có hành vi chống đối thì thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải làm gì?
- Người bị áp giải bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải xử lý như thế nào?
- Người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải làm gì?
Người bị áp giải có hành vi chống đối thì thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải làm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
1. Trường hợp người bị áp giải có hành vi chống đối; người bị áp giải là người chưa thành niên có hành vi chửi bới, lăng mạ nhưng không tấn công bằng vũ lực thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích quy định của pháp luật, yêu cầu họ chấp hành quyết định; trường hợp người bị áp giải có hành vi tấn công bằng vũ lực, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói, khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải.
...
Trường hợp bạn thắc mắc người bị áp giải có hành vi chống đối thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích quy định của pháp luật, yêu cầu họ chấp hành quyết định.
Trường hợp người bị áp giải có hành vi tấn công bằng vũ lực, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói, khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải.
Người bị áp giải (Hình từ Internet)
Người bị áp giải bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định xử lý một số tình huống khi áp giải như sau:
Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
...
2. Trường hợp người vi phạm bị áp giải bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải yêu cầu những người có mặt phối hợp bắt giữ; trường hợp không bắt giữ ngay được đối tượng thì phải kịp thời báo cáo cho thủ trưởng đơn vị và liên hệ với chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để có phương án truy tìm người vi phạm bỏ trốn; đồng thời, lập biên bản về việc người bị áp giải bỏ trốn, có chữ ký của người chứng kiến; nếu không có người chứng kiến phải ghi rõ lý do vào biên bản.
...
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc người vi phạm bị áp giải bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải yêu cầu những người có mặt phối hợp bắt giữ.
Trường hợp không bắt giữ ngay được đối tượng thì phải kịp thời báo cáo cho thủ trưởng đơn vị và liên hệ với chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để có phương án truy tìm người vi phạm bỏ trốn.
Đồng thời, lập biên bản về việc người bị áp giải bỏ trốn, có chữ ký của người chứng kiến, nếu không có người chứng kiến phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải làm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
...
3. Trường hợp người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải nhanh chóng đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Việc áp giải hoặc đưa lên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để tiếp tục chữa trị phải có xác nhận bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng sức khỏe của người bị áp giải và người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải báo cáo ngay cho chỉ huy trực tiếp biết. Trong thời gian cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải có kế hoạch tổ chức canh giữ, giám sát chặt chẽ người vi phạm, không để trốn hoặc tự do tiếp xúc với người khác.
4. Trường hợp người bị áp giải bị chết bất thường thì phải đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất và báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị, Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát nơi xảy ra vụ việc biết để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.
5. Mọi trường hợp áp giải người vi phạm đều phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hậu cần, liên hệ trước với chính quyền địa phương nơi dẫn giải người vi phạm đến trong việc quản lý người bị áp giải.
Như vậy, người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải nhanh chóng đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
Việc áp giải hoặc đưa lên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để tiếp tục chữa trị phải có xác nhận bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng sức khỏe của người bị áp giải và người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải báo cáo ngay cho chỉ huy trực tiếp biết.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Áp giải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?