Người chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác có đương nhiên được xóa án tích khi đã chấp hành xong hình phạt tù không?
- Người phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác bị bệnh hiểm nghèo có được giảm thời hạn chấp hành hình phạt không?
Người chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 361 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác như sau:
Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 342 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;
e) Để người khác sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác, không thuộc trường hợp phạm tội gián điệp, Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước và Tội chiếm đoạt con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Người phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác (Hình từ Internet)
Người phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác có đương nhiên được xóa án tích khi đã chấp hành xong hình phạt tù không?
Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 được quy định cụ thể trên.
Người phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác bị bệnh hiểm nghèo có được giảm thời hạn chấp hành hình phạt không?
Căn cứ theo Điều 64 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt
Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 63 của Bộ luật này.
Theo đó, người bị kết án về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức giảm mức hình phạt đã tuyên tại Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí mật nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?