Người có công với cách mạng muốn được trợ giúp pháp lý thì cần phải làm gì? Có cần phải nộp giấy tờ chứng minh mình thuộc diện trợ giúp pháp lý không?

Bố tôi là người có công với cách mạng và hiện đang cần được trợ giúp pháp lý để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai với hàng xóm. Tôi có nghe nói người có công với cách mạng thì sẽ được hỗ trợ pháp lý miễn phí có đúng không? Nếu vậy thì bố tôi cần phải làm gì để được trợ giúp pháp lý? Có cần phải nộp giấy tờ chứng minh mình thuộc diện trợ giúp pháp lý không? - Anh Quang Hưng (Quảng Bình).

Người có công với cách mạng có thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý hay không?

Tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người được trợ giúp pháp lý như sau:

Người được trợ giúp pháp lý
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Như vậy, theo quy định nêu trên, bố bạn là người có công với cách mạng nên sẽ thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)

Người có công với cách mạng muốn được trợ giúp pháp lý thì cần phải làm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật trợ giúp pháp lý 2017 quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý như sau:

Yêu cầu trợ giúp pháp lý
1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Theo đó, để được trợ giúp pháp lý thì bố của bạn cần phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với những giấy tờ được quy định như trên, trong đó bắt buộc phải có giấy tờ chứng minh bố bạn là người được trợ giúp pháp lý (giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng).

Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

(1) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý:

- Người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu sau:

+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

+ Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

- Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;

(2) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu sau:

+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

+ Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;

+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

(3) Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử:

- Khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Người có công với cách mạng cần phải nộp những giấy tờ nào để chứng minh mình thuộc diện trợ giúp pháp lý?

Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) thì người có công với cách mạng cần phải nộp một trong những giấy tờ sau đây để chứng minh mình thuộc diện trợ giúp pháp lý:

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;

- Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

- Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công đối với người có công giúp đỡ cách mạng, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp pháp lý

Đinh Thị Ngọc Huyền

Trợ giúp pháp lý
Người có công với cách mạng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp pháp lý Người có công với cách mạng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những nội dung gì và nguyên tắc thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người có công với cách mạng có được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công không? Đối tượng được hỗ trợ là ai?
Pháp luật
Lương thương binh 2 4 là bao nhiêu? Thương binh 2 4 bị mất bao nhiêu % sức lao động do thương tật?
Pháp luật
Người có công với cách mạng được hưởng chính sách gì? Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng quy định ra sao?
Pháp luật
Đại diện ngoài tố tụng là gì? Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của Luật sư như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng được quy định như thế nào? Mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Có hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng đã chết trước khi Quyết định 22/2013/QĐ-TTG có hiệu lực không?
Pháp luật
Con của người có công với cách mạng đang theo học đại học mà thuộc nhiều đối tượng được ưu đãi thì hưởng theo mức nào?
Pháp luật
Người sử dụng đất được trợ giúp pháp lý theo Luật Đất đai mới nhất? Chi tiết hồ sơ cần chuẩn bị?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào