Người có hành vi gian lận trong đấu thầu gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người có hành vi gian lận trong đấu thầu gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người có hành vi gian lận trong đấu thầu đã bồi thường thiệt hại do mình gây ra thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
- Người có hành vi gian lận trong đấu thầu có bị cấm làm một số công việc liên quan đến đấu thầu hay không?
- Thời gian cấm làm một số công việc liên quan đến đấu thầu đối với người có hành vi gian lận trong đấu thầu bắt đầu tính từ thời điểm nào?
Người có hành vi gian lận trong đấu thầu gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
...
Như vậy, người có hành vi gian lận trong đấu thầu gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng mà đã đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người có hành vi gian lận trong đấu thầu gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Người có hành vi gian lận trong đấu thầu đã bồi thường thiệt hại do mình gây ra thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...
Như vậy, trong trường hợp người có hành vi gian lận trong đấu thầu gây thiệt hại và tự nguyện bồi thường thiệt hại do mình gây ra thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.
Người có hành vi gian lận trong đấu thầu có bị cấm làm một số công việc liên quan đến đấu thầu hay không?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 4 Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
...
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, người có hành vi gian lận trong đấu thầu mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể xem xét áp dụng hình phạt bổ sung cấm làm một số công việc từ 01 đến 05 năm trong trường hợp xét thấy nếu để họ làm việc đó có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời gian cấm làm một số công việc liên quan đến đấu thầu đối với người có hành vi gian lận trong đấu thầu bắt đầu tính từ thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Theo đó, đối với người có hành vi gian lận trong đấu thầu bị cấm làm một số công việc liên quan đến đấu thầu thì thời gian cấm được tính kể từ thời điểm điểm chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị kết án nhưng được hưởng án treo.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?