Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có bị giáng chức khi cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không?
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có bị giáng chức khi cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không?
- Việc xử lý hành vi vi phạm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với những trường hợp nào?
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có bị giáng chức khi cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
Xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
b) Bao che cho người bị khiếu nại.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền.
b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
c) Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
b) Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức trong trường hợp:
- Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
- Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
Do đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ không bị giáng chức khi có hành vi cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có hành vi cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có bị giáng chức khi cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không? (Hình từ Internet).
Việc xử lý hành vi vi phạm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc nào?
Theo Điều 39 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm như sau:
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Nghị định này.
Hình thức xử lý kỷ luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật khiếu nại nhưng chưa được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Khiếu nại 2011 quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết khiếu nại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể ban thường vụ cấp ủy cơ sở mới nhất? Nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành đúng không?
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?
- Đất công trình thủy lợi là đất gì? Đất công trình thủy lợi được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh thì có thu tiền sử dụng đất không?
- Định danh tài khoản mạng xã hội là gì? Mạng xã hội cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ gì?