Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có quyền được giữ bí mật họ tên và địa chỉ của mình không?
Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có quyền được giữ bí mật họ tên và địa chỉ của mình không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí
1. Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có quyền:
a) Gửi văn bản hoặc trực tiếp cung cấp thông tin liên quan đến lãng phí tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc xử lý thông tin phát hiện lãng phí do mình cung cấp;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
đ) Được khen thưởng theo quy định tại Điều 77 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin trung thực, chính xác;
b) Hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc làm rõ các hành vi lãng phí đã phát hiện;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin cung cấp;
d) Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, cung cấp thông tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, uy tín của người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có các quyền được quy định cụ thể trên. Trong đó có quyền được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình.
Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có quyền được giữ bí mật họ tên và địa chỉ của mình không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí phát sinh khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí
1. Các trường hợp phát sinh trách nhiệm bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí:
a) Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí chính thức có yêu cầu được bảo vệ;
b) Cơ quan, tổ chức nơi có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin phát hiện lãng phí có căn cứ cho rằng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí;
c) Các trường hợp phát sinh khác.
...
Theo đó, trách nhiệm bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí phát hiện khi:
- Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí chính thức có yêu cầu được bảo vệ;
- Cơ quan, tổ chức nơi có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin phát hiện lãng phí có căn cứ cho rằng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí;
- Các trường hợp phát sinh khác.
Để bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có những biện pháp gì?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí
...
2. Cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí, cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp, bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí khi phát sinh các trường hợp cần phải bảo vệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí:
a) Bảo vệ bí mật các thông tin cá nhân liên quan đến người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí;
b) Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí với cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí cư trú, làm việc, học tập; cơ quan, tổ chức có liên quan khác để bảo vệ;
c) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người, tài sản của người cung cấp thông tin;
d) Trường hợp cấp bách thực hiện di chuyển tạm thời người cung cấp thông tin đến nơi an toàn.
Theo đó, cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí, cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp, bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí khi phát sinh các trường hợp phát sinh trách nhiệm bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí teo quy định.
Các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí gồm:
- Bảo vệ bí mật các thông tin cá nhân liên quan đến người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí;
- Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí với cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí cư trú, làm việc, học tập; cơ quan, tổ chức có liên quan khác để bảo vệ;
- Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người, tài sản của người cung cấp thông tin;
- Trường hợp cấp bách thực hiện di chuyển tạm thời người cung cấp thông tin đến nơi an toàn.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chống lãng phí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?