Người đại diện công ty FDI có được đồng thời là người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty không?

Cho tôi hỏi người đứng đầu công ty FDI có được đồng thời là người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty không? Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định như thế nào? Ai có thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?

Người đại diện công ty FDI có được đồng thời là người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty không?

Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh được quy định tại Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định như sau:

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

- Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này mà người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trở lại làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

- Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

+ Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;

+ Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;

+ Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;

+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

- Trong trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện được thương nhân nước ngoài ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.

- Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;

+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;

+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Theo đó, doanh nghiệp của anh là doanh nghiệp FDI (tức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam) thì không áp dụng quy định nêu trên vì Nghị định này quy định chi tiết việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Người đại diện công ty FDI có được đồng thời là người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty không?

Người đại diện công ty FDI có được đồng thời là người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty không?

Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?

Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định tại Điều 16 Luật Thương mại 2005 như sau:

- Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

- Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

- Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

Như vậy, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Doanh nghiệp của anh (Doanh nghiệp FDI) là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, anh vẫn áp dụng theo quy định của Luật doanh nghiệp thông thường, tức là không hạn chế việc người đứng đầu công ty đồng thời là người đứng đầu văn phòng đại diện.

Ai có thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?

Theo Điều 22 Luật Thương mại 2005 quy định về thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người đại diện

Phạm Lan Anh

Người đại diện
Thương nhân nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người đại diện có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người đại diện Thương nhân nước ngoài
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thương nhân nước ngoài là gì? Thương nhân nước ngoài có phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh không?
Pháp luật
Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định thế nào?
Pháp luật
Người đại diện công ty FDI có được đồng thời là người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty không?
Pháp luật
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Thay đổi trưởng văn phòng đại diện quá nhiều lần thì văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài bị chấm dứt hoạt động đúng không?
Pháp luật
Đại diện là gì? Người đại diện không còn đủ năng lực pháp luật dân sự thì việc đại diện theo ủy quyền có bị chấm dứt không?
Pháp luật
Người đại diện của người bệnh được đồng ý thực hiện phẫu thuật cho người bệnh trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Trong công ty cổ phần có 2 người đại diện theo pháp luật thì có bắt buộc phải có một người là Chủ tịch Hội đồng quản trị không?
Pháp luật
Người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể xuất cảnh ra nước ngoài không?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào