Người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
- Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam có thể góp vốn doanh nghiệp vào công ty cổ phần khác hay không?
- Người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
- Việc cử người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải được thực hiện ra sao?
Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam có thể góp vốn doanh nghiệp vào công ty cổ phần khác hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn của Công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp khác
1. Công ty mẹ thực hiện việc quản lý tài chính đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trong đó:
a) Công ty mẹ phải ban hành quy chế tài chính của công ty con do mình nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó quy định cụ thể việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại công ty con do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ về Công ty mẹ;
b) Các khoản thu lợi nhuận sau thuế, chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ về Công ty mẹ là doanh thu hoạt động tài chính của Công ty mẹ.
Trường hợp vốn chủ sở hữu được xác định trên báo cáo tài chính năm tại công ty con do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ lớn hơn mức vốn điều lệ được phê duyệt mà các công ty con không có nhu cầu điều chỉnh tăng vốn điều lệ thì Công ty mẹ thực hiện điều chuyển khoản chênh lệch theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Trường hợp Công ty mẹ nhận được cổ phiếu của công ty cổ phần có vốn góp của Công ty mẹ mà không phải thanh toán do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, Công ty mẹ căn cứ vào số lượng cổ phiếu nhận được thực hiện mở sổ kế toán theo dõi, ghi chép và phản ánh trên Báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
...
Như vậy, Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam có thể góp vốn doanh nghiệp vào công ty cổ phần khác.
Người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí của người đại diện như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn của Công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp khác
...
2. Việc cử và tiêu chuẩn của người đại diện phần vốn của Công ty mẹ tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
...
Theo đó, người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải đảm bảo những tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 46 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh 2014, cụ thể là các tiêu chuẩn sau:
(1) Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
(3) Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
(4) Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện;
(5) Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
(6) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
(7) Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc cử người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải được thực hiện ra sao?
Như đã nêu trên thì việc cử người đại diện phần vốn của Công ty mẹ tại công ty cổ phần sẽ thực hiện theo Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, quy định như sau:
Cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp
1. Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lựa chọn, cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp. Việc cử người đại diện phải thực hiện bằng văn bản, trong đó quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện.
2. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tham gia làm người đại diện tại một doanh nghiệp.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia làm người đại diện phần vốn nhà nước tại không quá ba doanh nghiệp, số lượng người đại diện không chuyên trách tại một doanh nghiệp không quá 30% số lượng thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp không chuyên trách có thể tham gia làm người đại diện tại một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp.
Từ quy định trên thì việc cử người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện.
Thời hạn cử người đại diện phần vốn góp của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?