Người dân có bắt buộc phải đóng góp tiền cho kinh phí làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn không?

Cho tôi hỏi quy định về kinh phí làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn? Người dân có bắt buộc phải đóng góp tiền không? Nhà nước có hỗ trợ 100%  kinh phí làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn không?

Quy định về cơ chế bỏ vốn ngân sách trung ương khi làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn

Tại Điểm a khoản 1 Mục V chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 có quy định cơ chế bỏ vốn ngân sách trung ương khi làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn như sau:

"1. Cơ chế thực hiện Chương trình:
a) Cơ chế phân bổ vốn ngân sách trung ương:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Căn cứ tổng mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ, bảo đảm đồng bộ, không chồng chéo, không trùng lặp với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;
- Các dự án thuộc Chương trình sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phải được lập, thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công và các văn bản pháp luật hiện hành."

Người dân có bắt buộc phải đóng góp tiền cho kinh phí làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn không?

Người dân có bắt buộc phải đóng góp tiền cho kinh phí làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn không?

Người dân có bắt buộc phải đóng góp tiền để làm đường liên ấp không?

Tại Điểm b khoản 1 Mục V chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

“...
- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
- Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng ngân sách của từng xã để cân đối, bố trí ưu tiên kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.
Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn và phân bổ kinh phí (bao gồm kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương và nguồn của ngân sách địa phương các cấp) để thực hiện các dự án, nội dung công việc theo quy định.”
Như vậy người dân không bắt buộc phải đóng góp và chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Nhà nước có hỗ trợ 100% kinh phí làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn không?

Căn cứ Điểm b khoản 1 Mục V chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về hỗ trợ kinh phí làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn như sau:

“ b) Cơ chế hỗ trợ:
...
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung sau:
+ Hỗ trợ xây dựng và nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng; hệ thống thủy lợi nội đồng; hạ tầng thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai của xã; trường học; trạm y tế xã; phát triển mạng lưới y tế cơ sở; trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản; các công trình cấp nước sinh hoạt; cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số ở nông thôn; hệ thống lưới điện nông thôn; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chợ an toàn thực phẩm cấp xã theo quy định; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản; trung tâm kỹ thuật nông nghiệp; thực hiện thông báo và gắn biển địa chỉ số cho từng hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn nông thôn gắn với bản đồ số Việt Nam; …
+ Hỗ trợ các huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới: Hoàn thành hạ tầng cấp thiết kết nối xã, huyện; hạ tầng phục vụ cho các hoạt động của cộng đồng; phát triển y tế; công trình xử lý, thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải; nước sạch tập trung; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, Chương trình OCOP,... Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa cho một công trình, dự án không quá 70% đối với các huyện miền núi, không quá 50% đối với các huyện còn lại. Căn cứ kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tế của các địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể.
Các xã thuộc địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo: Kinh phí của Chương trình chỉ hỗ trợ những nội dung không thuộc đối tượng, nội dung hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để thực hiện. Các xã còn lại: Căn cứ Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tế của các địa phương và nhu cầu hỗ trợ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể.”

Như vậy, theo các quy định trên thì kinh phí làm đường liên ấp, đường giao thông nông thôn sẽ được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước, tuy nhiên không bắt buộc người dân đóng góp, chỉ vận động người dân bằng những hình thức thích hợp để họ tự nguyện đóng góp mà thôi anh nhé. Mức đóng góp cũng không phải là một mức cụ thể chung mà tùy vào tình hình thực tế tại địa phương mà mức đóng góp sẽ khác nhau.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường giao thông nông thôn

Lê Thị Trúc Linh

Đường giao thông nông thôn
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường giao thông nông thôn có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường giao thông nông thôn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025: Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D?
Pháp luật
Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn bao gồm các nội dung gì?
Pháp luật
Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn do ai chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện?
Pháp luật
Đường giao thông nông thôn bao gồm những loại nào? Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được xác định như thế nào?
Pháp luật
TCVN 10380:2014 quy định yêu cầu về đường giao thông nông thôn? Khi thiết kế đường giao thông nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu nào?
Pháp luật
Báo cáo kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường giao thông nông thôn gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Trước khi đưa đường giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Những công trình nào trên đường giao thông nông thôn được xây dựng mới phải lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình?
Pháp luật
Các loại hư hỏng thường gặp trên đường giao thông nông thôn và hướng dẫn các biện pháp nhận dạng, sửa chữa năm 2022?
Pháp luật
Đảm bảo an toàn giao thông theo các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm trên các tuyến đường giao thông nông thôn?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào