Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?

Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Tự ý soát người trái luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Có phải bồi thường thiệt hại khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác không?

Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không?

Căn cứ tại Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Bên cạnh đó, căn cứ tại chương XIII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về vấn đề khám xét người phải được thực hiện bởi cơ quan chức năng.

Trong đó, tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể:

Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử
1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
...

Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?

Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS? (hình từ Internet)

Đồng thời, căn cứ tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:

Khám xét người
1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

Theo đó, người dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe xúc phạm danh dự nhân phẩm.

Việc khám xét người chỉ được thực hiện bởi cơ quan chức nắng khi có căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Như vậy, người dân có hành vi tự ý soát người, khám xét người khác vì nghi bị lấy cắp đồ là hành vi trái pháp luật làm ảnh hưởng, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.

Tự ý soát người, khám xét người khác vì nghi bị lấy cắp đồ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội làm nhục người người khác như sau:

Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với hành vi tự ý soát người, khám xét người khác vì nghi lấy cắp đồ làm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác mà mức phạt cao nhất có thể bị phạt tù từ 02 - 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có phải bồi thường thiệt hại khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác không?

Căn cứ tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, mức lương cơ sở do Nhà nước quy định hiện nay là 2.340.000 đồng (căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

Như vậy, tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm còn phải bồi thường cho nạn nhân.

Trong đó, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, tương đương không quá 23.400.000 đồng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám xét người

Khám xét người
Tội làm nhục người khác
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám xét người có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám xét người Tội làm nhục người khác
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
Pháp luật
Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
Pháp luật
Gọi điện khủng bố, bôi nhọ người khác để đòi tiền mặc dù không vay có thể bị truy cứu TNHS tội gì?
Pháp luật
Đe dọa tung hình ảnh nhạy cảm của người khác lên mạng bị xử lý thế nào? Tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị phạt ra sao?
Pháp luật
Đánh ghen là gì? Đăng tải clip đánh ghen xé áo lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không? Có bao nhiêu Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội?
Pháp luật
Đặt camera quay lén nhà vệ sinh nữ ở trường học thì học sinh có thể bị đuổi học không? Có thể bị phạt tù không?
Pháp luật
Người có hành vi phân biệt vùng miền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác không?
Pháp luật
Hành vi quay lén người khác trong nhà vệ sinh sẽ bị xử lý như thế nào? Có bị phạt tù không?
Pháp luật
Trường hợp nào được khám xét người mà không cần lệnh khám xét? Việc khám xét người cần sự có mặt của Kiểm sát viên không?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông có quyền khám xét người và xe của người tham gia giao thông không? Việc Cảnh sát giao thông thực hiện khám xét người được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào