Đánh ghen là gì? Đăng tải clip đánh ghen xé áo lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không? Có bao nhiêu Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội?
Đánh ghen là gì? Đăng tải clip đánh ghen xé áo lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật hay không?
Đánh ghen là một cụm từ ám chỉ những hành động mang tính tiêu cực và có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý hoặc ảnh hưởng xấu đến người khác của một người thường là vợ hoặc chồng hoặc người yêu khi phát hiện đối phương có mối quan hệ tình cảm - ngoại tình với người khác.
Hành vi xé áo khi đánh ghen thường là hành vi đánh ghen của người vợ hoặc người yêu đối với người thứ 3 đang ngoại tình với chồng hoặc người yêu của mình mang tính chất bạo lực nhằm mục đích xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người thứ 3.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Đăng tải clip đánh ghen xé áo lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật hay không thì theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định pháp luật thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, đồng thời người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc người nào có hành vi đăng tải clip đánh ghen xé áo có hình ảnh của người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của người trong clip thì đây là một hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền của người khác.
Đánh ghen là gì? Đăng tải clip đánh ghen xé áo lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Đánh ghen xé áo nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có bị xử lý hình sự không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (có cụm từ này bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, qua quá trình điều tra nếu phát hiện người nào có hành vi đánh ghen xé áo nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác và đủ các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác thì sẽ bị xử lý hình sự với hình phạt thấp nhất cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm tùy mức độ vi phạm.
Có bao nhiêu Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội?
Theo quy định tại Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, có 04 Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội cụ thể gồm:
Quy tắc 1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quy tắc 2. Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Quy tắc 3. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
Quy tắc 4. Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh ghen có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?