Người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn thì có bị cấm xuất cảnh không? Nếu có thì bị cấm trong thời hạn bao lâu?
- Người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn thì có bị cấm xuất cảnh không?
- Ngân hàng muốn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh với người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn cần làm đơn có những nội dung nào?
- Vụ án bị đình chỉ thì người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh trong vụ án có được hủy bỏ biện pháp này không?
Người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn thì có bị cấm xuất cảnh không?
Người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn thì có bị cấm xuất cảnh không, thì theo quy định tại khoản 13 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
...
Và căn cứ quy định tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP như sau:
Về cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định tại Điều 128 của Bộ luật Tố tụng dân sự
1. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh được áp dụng khi có đủ hai căn cứ sau đây:
a) Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ;
b) Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Ví dụ: Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án, ông A khởi kiện yêu cầu ông B bồi thường mười tỷ đồng, ông B không có người đại diện, không có tài sản ở Việt Nam. Ông B làm thủ tục xuất cảnh nên ông A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với ông B.
2. Đối với người nước ngoài thì Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ mà áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 28, Điều 29 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Và tại khoản 3 Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của Công dân Việt Nam 2019 như sau:
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
...
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
...
Như vậy, hiện nay không có quy định cấm xuất cảnh khi nợ ngân hàng quá hạn, tuy nhiên, trường hợp nợ ngân hàng, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng vay thì ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện Tòa án và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ và người này sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Cấm xuất cảnh (Hình từ Internet)
Ngân hàng muốn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh với người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn cần làm đơn có những nội dung nào?
Ngân hàng muốn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh với người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn cần làm đơn có những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Vụ án bị đình chỉ thì người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh trong vụ án có được hủy bỏ biện pháp này không?
Theo Điều 138 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
b) Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
c) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
d) Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;
e) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
g) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
h) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.
...
Như vậy, vụ án bị đình chỉ thì người đang nợ tiền ngân hàng quá hạn bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh trong vụ án được hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất nhập cảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?