Việc kiểm tra, xử lý thông tin của Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định như thế nào? Trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh?
Việc kiểm tra, xử lý thông tin của Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 79/2020/TT-BCA quy định việc kiểm tra, xử lý thông tin của Cục Quản lý xuất nhập cảnh như sau:
- Đối với quyết định tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh:
+ Khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh, trường hợp đã xuất cảnh hoặc nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M05 được ban hành kèm theo Thông tư 79/2020/TT-BCA cho cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định này; Tải về
+ Trường hợp chưa xuất cảnh hoặc chưa nhập cảnh, trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật thông tin vào chương trình quản lý, thông báo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, cơ quan liên quan.
- Đối với Quyết định gia hạn, hủy bỏ, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh; giải tỏa chưa cho nhập cảnh:
+ Trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật thông tin vào chương trình quản lý, thông báo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, cơ quan liên quan.
- Đối với văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh:
+ Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định;
+ Trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật thông tin vào chương trình quản lý, thông báo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, cơ quan liên quan.
- Trường hợp đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh phát hiện người có nghĩa vụ chấp hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh, phải thông báo ngay kết quả thực hiện về Cục Quản lý xuất nhập cảnh để thống nhất quản lý; thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định để phối hợp xử lý (nếu có yêu cầu).
Việc kiểm tra, xử lý thông tin của Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định như thế nào? Trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 79/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh như sau:
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh và gia hạn, hủy bỏ, giải tỏa quyết định tạm hoãn xuất cảnh; giải tỏa quyết định chưa cho nhập cảnh của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Kiểm tra nội dung, hình thức quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh và gia hạn, hủy bỏ, giải tỏa, nếu chưa đúng thẩm quyền hoặc thông tin không đầy đủ thì yêu cầu bổ sung.
- Chủ trì tổ chức phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là cơ sở dữ liệu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh nhập cảnh như sau:
Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là cơ sở dữ liệu dùng chung cho công tác cấp, quản lý giấy tờ xuất nhập cảnh, kiểm soát về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý.
2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm thống nhất phạm vi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, cơ quan quản lý cửa khẩu, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là cơ sở dữ liệu dùng chung cho công tác cấp, quản lý giấy tờ xuất nhập cảnh, kiểm soát về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?