Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc thì có được hoàn trả số tiền đã đóng trước đó không?
- Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc thì có được hoàn trả số tiền đã đóng trước đó không?
- Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính như thế nào?
- Khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người tham gia bảo hiểm được hưởng những chế độ nào?
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc thì có được hoàn trả số tiền đã đóng trước đó không?
Việc hoàn trả lại số tiền bảo hiểm đã đóng trước đó được quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Mức đóng
...
5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
a) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
c) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Theo quy định trên thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó.
Như vậy, người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó dừng đóng và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hoàn trả số tiền đã đóng trước đó nếu đã đóng bảo hiểm theo một trong các phương thức sau đây:
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau.
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc thì có được hoàn trả số tiền đã đóng trước đó không? (Hình từ Internet)
Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định thì số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được xác định bằng tổng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Số tiền này được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- HT: Số tiền hoàn trả (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).
- n: Số năm đã đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (n×12-t+1) đến (n×12).
Khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người tham gia bảo hiểm được hưởng những chế độ nào?
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định, khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người tham gia bảo hiểm được hưởng các chế độ sau đây:
(1) Ốm đau;
(2) Thai sản;
(3) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(4) Hưu trí;
(5) Tử tuất.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?