Người dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan phải chuẩn bị mấy ảnh chân dung trong hồ sơ đăng ký dự thi?
Người dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan phải chuẩn bị mấy ảnh chân dung trong hồ sơ đăng ký dự thi?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC quy định như sau:
Thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
1. Hồ sơ dự thi
a) Hồ sơ đăng ký dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, người dự thi nộp một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:
a.1) Phiếu đăng ký dự thi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật; 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
a.3) Hai (02) ảnh màu 3x4cm chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh (01 ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, 01 ảnh dán vào Chứng chỉ khi được cấp).
a.4) Văn bản ghi kết quả học tập trong trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện chuyên ngành đáp ứng điều kiện miễn thi theo quy định tại tiết a.1 điểm a và tiết b.1 điểm b khoản 7 Điều này: 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
a.5) Văn bản xác nhận của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên trong trường hợp người dự thi thuộc đối tượng miễn thi theo quy định tại tiết a.2 điểm a và tiết b.2 điểm b khoản 7 Điều này: 01 bản chính
b) Hồ sơ đăng ký dự thi lại các môn thi chưa đạt, người dự thi nộp một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:
b.1) Phiếu đăng ký dự thi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b.2) Hai (02) ảnh màu 3x4cm dược chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tỉnh đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh để dán vào Phiếu đăng ký dự thi và Chứng chỉ khi được cấp.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan gồm có:
(1) Phiếu đăng ký dự thi;
(2) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật; 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
(3) Hai (02) ảnh màu 3x4cm chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh (01 ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, 01 ảnh dán vào Chứng chỉ khi được cấp).
(4) Văn bản ghi kết quả học tập trong trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện chuyên ngành đáp ứng điều kiện miễn thi theo quy định tại tiết a.1 điểm a và tiết b.1 điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư 12/2015/TT-BTC: 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
(5) Văn bản xác nhận của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên trong trường hợp người dự thi thuộc đối tượng miễn thi theo quy định tại tiết a.2 điểm a và tiết b.2 điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư 12/2015/TT-BTC: 01 bản chính
Như vậy, người dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan phải chuẩn bị 02 ảnh màu 3x4cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh.
Người dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan phải chuẩn bị mấy ảnh chân dung trong hồ sơ đăng ký dự thi? (Hình từ Internet)
Người dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại đâu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định như sau:
Thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
...
4. Nộp hồ sơ dự thi
a) Trong thời gian thông báo nêu tại khoản 3 Điều này, người dự thi phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thuận tiện do người dự thi lựa chọn và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi, Cục Hải quan tỉnh, thành phố lập danh sách người dự thi đủ điều kiện dự thi kèm hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí dự thi gửi về Tổng cục Hải quan để tổng hợp và công bố danh sách người đủ điều kiện dự thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan để người dự thi biết.
...
Như vậy, theo quy định trên, người dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thuận tiện do người dự thi lựa chọn và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
Bài thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan bao gồm những môn thi nào?
Các môn thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3605/QĐ-TCHQ năm 2019 như sau:
Nội dung, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả thi
1. Các môn thi và hình thức thi
- Các môn thi được quy định tại Khoản 6 Điều 3, Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, gồm có:
+ Môn thứ nhất: Pháp luật về Hải quan.
Bao gồm các nội dung về Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, các Luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Nghị định quy định chi tiết thi hành; Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
+ Môn thứ hai: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương.
Bao gồm các nội dung về giao nhận vận tải, nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế.
+ Môn thứ ba: Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan.
Bao gồm các nội dung về thủ tục hải quan, phân loại hàng hóa, trị giá hải quan xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hình thức thi được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.
...
Như vậy, theo quy định, các môm thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan bao gồm:
(1) Môn thứ nhất: Pháp luật về Hải quan.
Bao gồm các nội dung về Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, các Luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Nghị định quy định chi tiết thi hành;
Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
(2) Môn thứ hai: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương.
Bao gồm các nội dung về giao nhận vận tải, nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế.
(3) Môn thứ ba: Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan.
Bao gồm các nội dung về thủ tục hải quan, phân loại hàng hóa, trị giá hải quan xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?