Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp dân ít nhất mấy lần trong một tháng?
- Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp dân ít nhất bao nhiêu lần trong một tháng?
- Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp dân đột xuất trong các trường hợp nào?
- Việc tổ chức tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định ra sao?
- Đối tượng nào sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập?
Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp dân ít nhất bao nhiêu lần trong một tháng?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập
...
2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp dân ít nhất 1 ngày/tháng.
Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp dân ít nhất 1 ngày/tháng đúng không?
Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp dân đột xuất trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập
...
3. Thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
b) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
4. Khi tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo cho công dân biết thời gian trả lời.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp dân đột xuất trong các trường hợp sau:
- Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Việc tổ chức tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định ra sao?
Việc tổ chức tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 3 Nghị định 64/2014/NĐ-CP như sau:
- Các cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tùy theo tính chất, đặc điểm, quy mô về tổ chức và hoạt động, yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ bố trí công chức thanh tra làm nhiệm vụ tiếp công dân.
- Đơn vị sự nghiệp công lập có liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của công dân, tổ chức phải tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm bố trí công chức, viên chức của bộ phận chuyên môn làm nhiệm vụ tiếp công dân.
- Căn cứ vào quy định của Luật Tiếp công dân và Nghị định này, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập quy định việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Đối tượng nào sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gồm:
- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định 64/2014/NĐ-CP được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
- Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?