Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc là công chức không? Viên chức được không?
- Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc là công chức không? Viên chức được không?
- Trong hoạt động thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ nào?
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải đăng tải kết quả thanh tra trong thời gian bao lâu?
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc là công chức không? Viên chức được không?
Việc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc là công chức không, theo quy định tại Điều 38 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
2. Ngạch thanh tra viên bao gồm thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
4. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Do đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành vẫn có thể là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Thanh tra chuyên ngành (Hình từ Internet)
Trong hoạt động thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 37 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 34 của Luật này; hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra là Thanh tra viên theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
3. Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định về hoạt động thanh tra và việc thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, trong hoạt động thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra là Thanh tra viên theo quy định.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải đăng tải kết quả thanh tra trong thời gian bao lâu?
Thời gian mà cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải đăng tải kết quả thanh tra được quy định tại Điều 49 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Hình thức công khai kết luận thanh tra
1. Việc đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.
2. Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục; việc thông báo trên báo điện tử phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục;
c) Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
Như vậy, thời gian đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là ít nhất 15 ngày liên tục.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra chuyên ngành có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?