Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào?

Cho tôi hỏi người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào? Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội phải mặc trang phục khi nào? Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội? Câu hỏi của chị Diễm đến từ Nha Trang.

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào?

Căn cứ Điều 10 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Trang phục
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được cấp trang phục, bao gồm: Quần áo thu đông, áo sơ mi dài tay, quần xuân hè, áo xuân hè ngắn tay, áo xuân hè dài tay, Juyp, giầy da, ca ra vát, dây thắt lưng, cặp tài liệu, biển tên, mũ kêpi, cành tùng, cầu vai, phù hiệu.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp trang phục, bao gồm: Quần áo thu đông, áo sơ mi dài tay, quần xuân hè, áo xuân hè ngắn tay, áo xuân hè dài tay, Juyp, giầy da, ca ra vát, dây thắt lưng, cặp tài liệu, biển tên, mũ kêpi, cành tùng, cầu vai, phù hiệu.

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào?

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp phát những loại trang phục nào? (Hình từ Internet)

Áo sơ mi tay dài của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp 1 năm mấy chiếc?

Căn cứ Điều 12 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Tiêu chuẩn, niên hạn cấp phát trang phục
1. Trang phục cấp theo niên hạn
....
2. Trang phục cấp một lần (trường hợp trang phục bị cũ, hư hỏng, bị mất thì được cấp lại) gồm: Mũ kêpi, cành tùng, cầu vai, biển tên.

Bảo hiểm

Theo đó, áo sơ mi tay dài của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được cấp 1 năm 1 chiếc (lần đầu được cấp 2 chiếc).

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội phải mặc trang phục khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Sử dụng trang phục
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành mặc trang phục phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng; cài đủ cúc, khóa; đeo biển tên, cành tùng, cầu vai, ca ra vát (đối với trang phục thu đông); mang dây thắt lưng; đi giày được cấp phát. Nam giới mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải mặc trang phục khi:
a) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
b) Dự các buổi lễ kỷ niệm, hội nghị, cuộc họp hoặc làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài Ngành;
c) Dự lớp học, lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không bắt buộc mặc trang phục trong trường hợp sau:
a) Được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin mà theo yêu cầu công tác phải giữ bí mật;
b) Tham gia các hoạt động xã hội không yêu cầu mặc trang phục thanh tra chuyên ngành;
c) Nữ đang mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi.

Như vậy, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội phải mặc trang phục khi:

- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra;

- Dự các buổi lễ kỷ niệm, hội nghị, cuộc họp hoặc làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài Ngành;

- Dự lớp học, lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.

Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 16 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Sử dụng trang phục, biển tên không đúng mục đích hoặc trong khi không làm nhiệm vụ nhằm vụ lợi.
2. Cho thuê, mượn, trao đổi hoặc lợi dụng việc sử dụng trang phục trái quy định.
3. Tự ý thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu trang phục.
4. Mặc trang phục không sạch sẽ, không gọn gàng, thiếu đồng bộ, không thống nhất.
5. Đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
6. Mặc trang phục khi ngồi ở quán rượu, bia.

Như vậy, những hành vi sau đây là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội:

- Sử dụng trang phục, biển tên không đúng mục đích hoặc trong khi không làm nhiệm vụ nhằm vụ lợi.

- Cho thuê, mượn, trao đổi hoặc lợi dụng việc sử dụng trang phục trái quy định.

- Tự ý thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu trang phục.

- Mặc trang phục không sạch sẽ, không gọn gàng, thiếu đồng bộ, không thống nhất.

- Đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

- Mặc trang phục khi ngồi ở quán rượu, bia.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội

Lê Thanh Ngân

Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội
Thanh tra chuyên ngành
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội Thanh tra chuyên ngành
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành kéo dài hơn 45 ngày có được không? Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quá trình thanh tra?
Pháp luật
Thanh tra chuyên ngành là gì? Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc phải là công chức không?
Pháp luật
Chi cục thuộc Sở có thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch không? Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành kéo dài trong bao lâu?
Pháp luật
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ xây dựng kế hoạch thanh tra như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn và niên hạn cấp phát trang phục cho công chức thanh tra chuyên ngành theo Thông tư 29 2024 TT BGTVT thế nào?
Pháp luật
Quy định mới về tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải từ ngày 20 9 theo Thông tư 29/2024/TT-BGTVT thế nào?
Pháp luật
Chính thức có trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành từ 20 9 2024? Mẫu ảnh trang phục thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 29/2024/TT-BGTVT về trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành từ 20/9/2024? Tải toàn văn Thông tư 29 ở đâu?
Pháp luật
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc là công chức không? Viên chức được không?
Pháp luật
Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào