Người được hưởng án treo cố tình rời khỏi nơi cư trú mà không có sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã thì có bị chuyển thành hình phạt tù hay không?
- Người được hưởng án treo cố tình rời khỏi nơi cư trú mà không có sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã thì có bị chuyển thành hình phạt tù hay không?
- Vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên đối với trường hợp người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú không xin phép được xác định như thế nào?
- Người được hưởng án treo thì có bị áp dụng hình phạt bổ sung hay không?
Người được hưởng án treo cố tình rời khỏi nơi cư trú mà không có sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã thì có bị chuyển thành hình phạt tù hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) như sau:
Trường hợp người được hưởng án treo bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo do cố ý vi phạm nghĩa vụ
1. Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại điều 87 của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 4 Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Nghĩa vụ của người được hưởng án treo
...
3. Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
4. Chấp hành quy định tại Điều 92 của Luật này.
...
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo
...
2. Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.
...
Theo các quy định nêu trên thì người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Do đó, trường hợp người được hưởng án treo cố tình rời khỏi nơi cư trú mà không có sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người được hưởng án treo.
Người được hưởng án treo có hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ từ 02 lần trở lên có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Người được hưởng án treo cố tình rời khỏi nơi cư trú mà không có sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã thì có bị chuyển thành hình phạt tù hay không? (Hình từ Internet)
Vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên đối với trường hợp người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú không xin phép được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP thì vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên đối với trường hợp người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú không xin phép được xác định như sau:
- Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú không xin phép, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm nghĩa vụ, nhắc nhở lần 01 và triệu tập người này để tiếp tục thi hành án nhưng họ vẫn không có mặt theo giấy triệu tập nên cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm điểm vắng mặt và lập biên bản kiểm điểm vắng mặt.
-> Trường hợp này được xác định là vi phạm nghĩa vụ lần 01.
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp tục triệu tập người được hưởng án treo nhưng người này vẫn không có mặt nên bị lập biên bản nhắc nhở lần 02. Cơ quan có thẩm quyền tiếp tục triệu tập người được hưởng án treo nếu người này vẫn không có mặt thì lập biên bản xác nhận sự vắng mặt.
-> Trường hợp này được coi là vi phạm nghĩa vụ lần 02.
Người được hưởng án treo thì có bị áp dụng hình phạt bổ sung hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Án treo
...
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
...
Như vậy, người được hưởng án treo có thể bị Tòa án quyết định áp dụng hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt bổ sung.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người được hưởng án treo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?