Người được hưởng án treo mắc những bệnh hiểm nghèo nào thì có thể được xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với người đó?
- Người được hưởng án treo mắc những bệnh hiểm nghèo nào thì có thể được xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với người đó?
- Người được hưởng án treo mắc bệnh hiểm nghèo đã chấp hành thời gian thử thách của án treo bao lâu thì mới được xem xét rút ngắn?
- Người được hưởng án treo mắc bệnh hiểm nghèo được rút ngắn thời gian thử thách của án treo tối đa là bao lâu?
Người được hưởng án treo mắc những bệnh hiểm nghèo nào thì có thể được xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với người đó?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP như sau:
Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
...
4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.
Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.
Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
...
Theo đó, để được xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo, người được hưởng án treo mắc bệnh hiểm nghèo là những bệnh sau:
- Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên;
- HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Người được hưởng án treo mắc những bệnh hiểm nghèo nào thì có thể được xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với người đó? (Hình từ Internet)
Người được hưởng án treo mắc bệnh hiểm nghèo đã chấp hành thời gian thử thách của án treo bao lâu thì mới được xem xét rút ngắn?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP như sau:
Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
...
Như vậy, người hưởng án treo mắc bệnh hiểm nghèo phải chấp hành được từ một phần hai thời gian thử thách của án treo trở lên thì mới được xem xét ngắn thời gian thử thách của án treo.
Người được hưởng án treo mắc bệnh hiểm nghèo được rút ngắn thời gian thử thách của án treo tối đa là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo
1. Người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;
b) Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
2. Người được hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.
3. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người được hưởng án treo mắc bệnh hiểm nghèo có thể được rút ngắn thời gian thử thách tối đa một phần hai thời gian thử thách mà tòa án đã tuyên.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người được hưởng án treo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?