Người học có thể xin thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp hay không? Điều kiện để chuyển đổi cơ sở đào tạo sơ cấp mà vẫn được công nhận kết quả đã học?
Người học có thể xin thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp hay không?
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về việc thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp như sau:
Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp
1. Trong thời gian học, do nhu cầu của bản thân và gia đình (gia đình thay đổi nơi cư trú, hoặc hoàn cảnh riêng của gia đình, bản thân), người học có thể được xem xét, chuyển đổi cơ sở đào tạo sơ cấp và công nhận kết quả đã học, nếu có đủ các điều kiện sau:
a) Người học phải có đơn đề nghị thay đổi cơ sở đào tạo kèm theo hồ sơ xin theo quy định của cơ sở đào tạo sơ cấp nơi đến;
b) Cơ sở đào tạo sơ cấp, nơi người học sẽ chuyển đến có nghề đào tạo mà người học đang học;
c) Người học không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc thời gian bị xem xét kỷ luật;
d) Được sự đồng ý của cả hai cơ sở đào tạo sơ cấp nơi chuyển đi và nơi đến.
2. Căn cứ chương trình đào tạo của hai cơ sở, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp nơi người học xin chuyển đến có quyền quyết định việc học tập tiếp tục và công nhận kết quả học tập trước đó của người học hoặc các mô - đun, tín chỉ được chuyển đổi kết quả, số mô - đun, tín chỉ phải học bổ sung.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu trong thời gian học, do nhu cầu của bản thân và gia đình như gia đình thay đổi nơi cư trú, hoặc hoàn cảnh riêng của gia đình, bản thân thì bạn có thể được xem xét, chuyển đổi cơ sở đào tạo sơ cấp và được công nhận kết quả đã học, nếu có đủ các điều kiện sau:
- Người học phải có đơn đề nghị thay đổi cơ sở đào tạo kèm theo hồ sơ xin theo quy định của cơ sở đào tạo sơ cấp nơi đến;
- Cơ sở đào tạo sơ cấp, nơi người học sẽ chuyển đến có nghề đào tạo mà người học đang học;
- Người học không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc thời gian bị xem xét kỷ luật;
- Được sự đồng ý của cả hai cơ sở đào tạo sơ cấp nơi chuyển đi và nơi đến.
Việc học tập tiếp tục và công nhận kết quả học tập trước đó của người học hoặc các mô - đun, tín chỉ được chuyển đổi kết quả, số mô - đun, tín chỉ phải học bổ sung sẽ căn cứ vào chương trình đào tạo của 02 cơ sở và sẽ do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp nơi người học xin chuyển đến quyết định.
Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp
Thời gian đào tạo tại mỗi cơ sở đào tạo sơ cấp có giống nhau hay không?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, quy định về thời gian hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp như sau:
Thời gian hoạt động đào tạo
1. Thời gian hoạt động đào tạo tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.
2. Đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo
a) Thời gian khóa học được tính theo năm học, tháng học và tuần.
b) Một giờ học thực hành hoặc học theo mô - đun, tín chỉ là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn.
c) Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô - đun, tín chỉ không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn.
d) Một tuần học theo mô - đun, tín chỉ hoặc thực hành không quá 40 (bốn mươi) giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 (ba mươi) giờ chuẩn.
3. Tùy theo số lượng người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo sơ cấp, người phụ trách đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày đối với từng lớp.
Như vậy, thời gian đào tạo tại mỗi cơ sở đào tạo sơ cấp sẽ khác nhau tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp thì người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp sẽ quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.
Đối với đào tạo trình độ sơ cấp thì học lý thuyết hay học thực hành nhiều hơn?
Tại Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau:
Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp
a) Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
b) Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
c) Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Theo đó, đối với đào tạo trình độ sơ cấp thì khối lượng học thực hành sẽ luôn nhiều hơn so với khối lượng học tập lý thuyết, cụ thể phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%, thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đào tạo trình độ sơ cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?