Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Nội dung huấn luyện phần lý thuyết cho người làm công việc xây lắp điện?
Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn đối với người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT như sau:
Tổ chức huấn luyện
...
3. Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện
a) Người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó;
b) Người huấn luyện, sát hạch phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
4. Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch
a) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;
b) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ;
c) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
...
Như vậy, theo quy định, người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
(1) Đối với người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó;
(2) Đối với người huấn luyện, sát hạch phần thực hành thì phải có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch về an toàn điện được quy định thế nào?
Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch về an toàn điện được quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT như sau:
Tổ chức huấn luyện
...
3. Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện
a) Người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó;
b) Người huấn luyện, sát hạch phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
4. Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch
a) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;
b) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ;
c) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
5. Tùy theo điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động có thể tổ chức huấn luyện riêng về an toàn điện theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy hoặc phối hợp với đơn vị huấn luyện khác được pháp luật quy định.
Như vậy, hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch về an toàn điện được quy định cụ thể như sau:
(1) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;
(2) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ;
(3) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
Nội dung huấn luyện phần lý thuyết về an toàn điện cho người làm công việc xây lắp điện gồm những gì?
Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BCT như sau:
Nội dung huấn luyện phần lý thuyết
...
3. Nội dung huấn luyện cho người công việc vận hành thiết bị, trạm điện:
a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành trạm điện;
b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
c) An toàn trong việc: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện;
d) Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
4. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện
a) An toàn trong việc đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;
b) An toàn trong việc lắp, dựng cột;
c) An toàn trong việc rải, căng dây dẫn, dây chống sét;
d) An toàn trong việc lắp đặt thiết bị điện.
5. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện, kiểm định
a) Quy trình vận hành, quy trình thí nghiệm, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm kiểm định, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm, kiểm định;
...
Như vậy, theo quy định, nội dung huấn luyện phần lý thuyết về an toàn điện cho người làm công việc xây lắp điện gồm:
(1) An toàn trong việc đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;
(2) An toàn trong việc lắp, dựng cột;
(3) An toàn trong việc rải, căng dây dẫn, dây chống sét;
(4) An toàn trong việc lắp đặt thiết bị điện.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?