Nhà ở không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có được bồi thường không?
- Khoảng cách hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện từ lưới điện đến nhà ở loại 220kV tối thiểu bao nhiêu mét?
- Nhà ở không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có được bồi thường không?
- Chủ sở hữu nhà ở di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện có được bồi thường chi phí di chuyển không?
Khoảng cách hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện từ lưới điện đến nhà ở loại 220kV tối thiểu bao nhiêu mét?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, b và điểm c khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV
Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
6. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp 220 kV và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây 500 kV.
Theo đó, khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại đối với điện áp 220kV không nhỏ hơn 6m.
Nhà ở không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có được bồi thường không? (Hình từ Internet)
Nhà ở không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có được bồi thường không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:
a) Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.
b) Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
...
Theo đó, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định thì chủ sở hữu nhà ở được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt.
Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần theo quy định cụ thể trên.
Chủ sở hữu nhà ở di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện có được bồi thường chi phí di chuyển không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP như sau:
Bồi thường chi phí di chuyển
Nhà ở, công trình đã đáp ứng được điều kiện để tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, nếu chủ sở hữu di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện thì được bồi thường chi phí di chuyển theo quy định của Luật Đất đai.
Theo đó, nhà ở đã đáp ứng được điều kiện để tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, nếu chủ sở hữu di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện thì được bồi thường chi phí di chuyển theo quy định của Luật Đất đai.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?