Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào?

Thời gian phản ứng của xe chữa cháy giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay phải bảo đảm điều gì? Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào?

Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào?

Việc bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo:
...
c) Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, dung tích nước, khối lượng chất tạo bọt (foam), bột phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay; phương tiện, thiết bị phục vụ khẩn nguy sân bay phù hợp với quy mô cảng hàng không, tần suất hoạt động của tàu bay, điều kiện địa hình cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Đối với cảng hàng không, sân bay ở vùng có địa hình, môi trường phức tạp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy phù hợp;
...

Theo đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như sau:

- Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay;

+ Phương tiện, thiết bị phục vụ khẩn nguy sân bay phù hợp với quy mô cảng hàng không, tần suất hoạt động của tàu bay, điều kiện địa hình cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.

+ Đối với cảng hàng không, sân bay ở vùng có địa hình, môi trường phức tạp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy phù hợp.

Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào?

Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tiến hành huấn luyện phòng cháy chữa cháy như thế nào?

Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tiến hành huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
...
6. Nội dung huấn luyện phòng cháy, chữa cháy phải phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy đặc thù của cơ sở. Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các sân bay; ngoài các nội dung huấn luyện chữa cháy khẩn nguy trên sân bay, chữa cháy cứu nạn tàu bay, phải được huấn luyện các chiến thuật chữa cháy tại các khu vực trong nhà ga, kho, đài trạm, công trình bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
...

Theo đó, nội dung người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tiến hành huấn luyện phòng cháy chữa cháy được quy định như sau:

- Nội dung huấn luyện phòng cháy, chữa cháy phải phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy đặc thù của cơ sở.

- Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các sân bay; ngoài các nội dung huấn luyện chữa cháy khẩn nguy trên sân bay, chữa cháy cứu nạn tàu bay, phải được huấn luyện các chiến thuật chữa cháy tại các khu vực trong nhà ga, kho, đài trạm, công trình bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.

Thời gian phản ứng của xe chữa cháy giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay phải bảo đảm điều gì?

Thời gian phản ứng giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
...
2. Thời gian phản ứng là thời gian giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay lâm nạn xả bọt với tốc độ tối thiểu là 50% tốc độ xả. Thời gian phản ứng của xe chữa cháy phải bảo đảm các quy định sau:
a) Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của các đường cất hạ cánh đang hoạt động trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa;
b) Không quá 03 phút đi đến bất cứ bộ phận nào của khu bay trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa.
...

Theo đó, thời gian phản ứng của xe chữa cháy giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay phải bảo đảm:

- Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của các đường cất hạ cánh đang hoạt động trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa;

- Không quá 03 phút đi đến bất cứ bộ phận nào của khu bay trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa.

Lưu ý:

Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải xây dựng nội quy phòng, chống cháy nổ, phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT về phòng cháy, chữa cháy, trong đó có các nội dung sau:

- Tình huống cháy lớn phức tạp và tình huống cháy đặc trưng khác, dự báo khả năng phát triển của đám cháy;

- Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, thoát nạn phù hợp với từng giai đoạn và từng tình huống cháy;

- Kế hoạch hiệp đồng phối hợp với các cơ quan phòng cháy và chữa cháy, quân đội, công an và các đơn vị liên quan khác trên địa bàn khi có tình huống xảy ra cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác cảng hàng không

Phạm Thị Hồng

Khai thác cảng hàng không
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác cảng hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác cảng hàng không
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện bố trí trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy như thế nào?
Pháp luật
Người khai thác cảng hàng không, sân bay có bắt buộc phải chỉ rõ người quản lý, quy trình bổ sung, cập nhật thông tin vào tài liệu khai thác sân bay không?
Pháp luật
Người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay có vị trí nằm liền kề khu vực dân cư sinh sống phải gửi bản đồ tiếng ồn cho cơ quan nào?
Pháp luật
Thông tin về nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay được có bắt buộc phải cập nhật trong tài liệu khai thác sân bay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp khai thác cảng hàng không cần thực hiện những gì để có thể kiểm soát tiếng ồn nhằm bảo vệ môi trường tại cảng?
Pháp luật
Người khai thác cảng hàng không sân bay phải đảm bảo những yêu cầu về các hoạt động chủ trì, điều phối và quản lý thế nào?
Pháp luật
Quy định về mẫu thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay như thế nào?
Pháp luật
Việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung tài liệu khai thác công trình cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo thủ tục nào?
Pháp luật
Nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không cần phải có yêu cầu về năng lực như thế nào? Phải có đủ tiêu chuẩn trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không sẽ có những quyền hạn gì? Nếu phát hiện ra hành vi sai phạm thì xử lý như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào