Người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền xử phạt người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định hay không?
- Thời hiệu xử phạt đối với người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định là bao lâu?
Người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kéo dài thời gian thực hiện giám định mà không có lý do chính đáng;
b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản;
c) Không thực hiện đầy đủ các quy định về lập, lưu giữ, bảo quản hồ sơ giám định;
d) Không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định;
đ) Không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định mà không có lý do chính đáng;
e) Thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo bằng văn bản theo quy định cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong trường hợp từ chối giám định.
...
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo quy định người có hành vi vi phạm về hoạt động giám định tư pháp khi Không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Theo đó người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền xử phạt người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định hay không?
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền xử phạt người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định hay không, căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 64; khoản 1 Điều 65 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; các khoản 1, 2 và 3 Điều 57; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 64; các khoản 1, 2 và 3, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 65; điểm s và điểm t khoản 2 Điều 81 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6 Chương III; Điều 64; các khoản 1, 2, 3, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 65; điểm s và điểm t khoản 2, điểm s và điểm t khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền xử phạt của cơ quan thi hành án dân sự thì Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự không có thẩm quyền xử phạt tại Điều 20 Nghị định này.
Theo đó người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Như vậy theo quy định trên thì Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự không có thẩm quyền xử phạt người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định.
Thời hiệu xử phạt đối với người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định là bao lâu, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Theo đó thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định là 01 năm.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?