Người khuyết tật là người dân tộc thiểu số thì có được làm thẻ Căn cước công dân không? Người khuyết tật đến độ tuổi nào được đổi thẻ Căn cước công dân?

Cho tôi hỏi người khuyết tật là người dân tộc thiểu số thì có được làm thẻ Căn cước công dân không? Tôi thắc mắc là người dân tộc thiểu số, bị khuyết tật bẩm sinh, không tự phục vụ bản thân. Khi đến tuổi cấp Căn cước công dân thì có phải thẻ Căn cước công dân không? Người khuyết tật đến độ tuổi nào được đổi thẻ Căn cước công dân? Câu hỏi của Anh Hào đến từ Nha Trang.

Người khuyết tật là người dân tộc thiểu số thì có được làm thẻ Căn cước công dân không?

Căn cứ Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân như sau:

Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Công dân có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
c) Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
d) Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
...

Đối chiếu quy định trên, như vậy, người khuyết tật là người dân tộc thiểu số khi đến tuổi cấp Căn cước thì vẫn được cấp thẻ Căn cước công dân theo như quy định của pháp luật. Đó là quyền lợi của tất cả công dân khi đến tuổi, và không loại trừ bất kỳ đối tượng nào.

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho người khuyết tật là người dân tộc thiểu số được thực hiện ra sao?

Căn cứ Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho người khuyết tật là người dân tộc thiểu số được thực hiện như trên.

Tải về mẫu tờ khai căn cước công dân mới nhất 2023: Tại Đây

Người khuyết tật đến độ tuổi nào được đổi thẻ Căn cước công dân?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi người khuyết tật đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Nếu thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật

Lê Thanh Ngân

Người khuyết tật
Người dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật Người dân tộc thiểu số
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Chế độ ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong vấn đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học gồm những gì?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Hỗ trợ đất đai đối với người đồng bào dân tộc thiểu số từ 1/8/2024 được thực hiện theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới có được ưu tiên phục vụ lâu dài trong Bộ đội Biên phòng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào