Người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu ở mức 15% khi đảm nhiệm những công việc nào?
Người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu ở mức 15% khi đảm nhiệm những công việc nào?
Chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu được quy định tại Điều 22 Nghị định 32/2013/NĐ-CP như sau:
Chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu mức: 10%, 15% và 25% so với mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được quy định tại Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định 32/2013/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù cơ yếu như sau:
DANH MỤC SỐ 06
ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG PHỤ CẤP ĐẶC THÙ CƠ YẾU
1. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu trực tiếp đảm nhiệm các công việc:
a) Nghiên cứu khoa học công nghệ kỹ thuật mật mã;
b) Mã dịch mật mã;
c) Tác chiến mạng, giám sát an ninh mạng;
d) Chứng thực số.
2. Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu trực tiếp đảm nhiệm các công việc:
a) Quản lý, chỉ huy, chỉ đạo sử dụng kỹ thuật mật mã;
b) Tham mưu, kế hoạch, huấn luyện, đào tạo, tổ chức xây dựng lực lượng cơ yếu;
c) Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mật mã;
d) Giáo viên tại các nhà trường trong lực lượng cơ yếu;
đ) Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, triển khai, cung cấp sản phẩm mật mã;
e) Thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế về cơ yếu.
3. Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu trực tiếp đảm nhiệm các công việc bảo đảm, phục vụ cho các hoạt động trong lực lượng cơ yếu (không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Danh mục này).
Như vậy, theo quy định, người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu ở mức 15% khi trực tiếp đảm nhiệm các công việc sau đây:
(1) Quản lý, chỉ huy, chỉ đạo sử dụng kỹ thuật mật mã;
(2) Tham mưu, kế hoạch, huấn luyện, đào tạo, tổ chức xây dựng lực lượng cơ yếu;
(3) Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mật mã;
(4) Giáo viên tại các nhà trường trong lực lượng cơ yếu;
(5) Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, triển khai, cung cấp sản phẩm mật mã;
(6) Thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế về cơ yếu.
Người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu ở mức 15% khi đảm nhiệm những công việc nào? (Hình từ Internet)
Người làm công tác cơ yếu thuộc diện dôi dư có được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu không?
Chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với người làm công tác cơ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 32/2013/NĐ-CP như sau:
Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu
1. Người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Chế độ trợ cấp một lần đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước hạn tuổi theo quy định tại Điều 27 Luật cơ yếu, như sau:
a) Đối tượng được hưởng trợ cấp một lần là người làm công tác cơ yếu thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng, gồm:
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước hạn tuổi;
- Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 (một nửa) tháng tiền lương.
Như vậy, theo quy định, người làm công tác cơ yếu thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần được quy định thế nào?
Thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần được quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 32/2013/NĐ-CP như sau:
Tiền lương và thời gian làm việc được tính hưởng chế độ
1. Tiền lương tháng để tính trợ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm: tiền lương; các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17, Điều 18, Khoản 2 Điều 19 và Khoản 2 Điều 20 Nghị định này là tiền lương tháng hiện hưởng.
3. Thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu và thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Khi tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: dưới 03 tháng không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính bằng 1/2 (một nửa) mức hưởng của 01 năm; từ trên 06 tháng đến đủ 12 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm.
Như vậy, theo quy định, thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu và thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Khi tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
- Dưới 03 tháng không tính;
- Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính bằng 1/2 (một nửa) mức hưởng của 01 năm;
- Từ trên 06 tháng đến đủ 12 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người làm công tác cơ yếu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?