Quân nhân, người làm công tác cơ yếu được tăng trợ cấp hằng tháng bao nhiêu theo Thông tư 82/2023/TT-BQP?
- Quân nhân, người làm công tác cơ yếu được tăng trợ cấp hằng tháng bao nhiêu theo Thông tư 82/2023/TT-BQP?
- Cách tính trợ cấp hằng tháng đối quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc được quy định thế nào?
- Tiêu chuẩn đối với người làm công tác cơ yếu như thế nào?
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu là gì?
Quân nhân, người làm công tác cơ yếu được tăng trợ cấp hằng tháng bao nhiêu theo Thông tư 82/2023/TT-BQP?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 82/2023/TT-BQP quy định sẽ điều chỉnh tăng thêm 12,5% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với đối tượng sau:
- Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 142/2008/QĐ-TTg.
- Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Như vậy, quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg sẽ được tăng 12,5% trợ cấp hằng tháng.
Quân nhân, người làm công tác cơ yếu được tăng trợ cấp hằng tháng bao nhiêu theo Thông tư 82/2023/TT-BQP? (Hình từ internet)
Cách tính trợ cấp hằng tháng đối quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 82/2023/TT-BQP quy định về cách tính trợ cấp hằng tháng đối với Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng như sau:
- Theo đó, trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng sẽ được tính theo công thức như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 7/2023 | = | Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2023 | x | 1,125 |
- Mức trợ cấp hằng tháng đối với Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
+ Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.285.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.388.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.494.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.598.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng/tháng.
Tiêu chuẩn đối với người làm công tác cơ yếu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 quy định tiêu chuẩn đối với người làm trong công tác cơ yếu gồm có như sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
- Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
* Lưu ý: Người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định nêu trên thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu là gì?
Căn cứ vào Điều 24 Luật Cơ yếu 2011 quy định người làm việc trong tổ chức cơ yếu có các nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người làm việc trong tổ chức cơ yếu có các nghĩa vụ và trách nhiệm như trên.
Thông tư 82/2023/TT-BQP sẽ có hiệu lực từ 19/12/2023. Tuy nhiên các quy định tại Thông tư 82/2023/TT-BQP sẽ được thực hiện từ 01/7/2023
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người làm công tác cơ yếu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?