Người lao động có được quyền xem giấy phép kinh doanh của công ty nơi mình đang làm việc hay không?

Người lao động có được quyền xem giấy phép kinh doanh của công ty nơi mình đang làm việc hay không? Người lao động có được biết về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty hay không? - câu hỏi của anh T. (Hà Giang)

Người lao động có được quyền xem giấy phép kinh doanh của công ty nơi mình đang làm việc hay không?

Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có các quyền như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có các nghĩa vụ như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo các quy định trên thì có thể thấy người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải cho người lao động xem giấy phép kinh doanh của công ty và trong các quyền của người lao động cũng không đề cập đến việc này.

Do đó pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải cho nhân viên của mình xem giấy đăng ký kinh doanh.

Trong trường hợp người lao động vẫn muốn xem giấy phép kinh doanh của công ty thì người lao động có thể truy cập vào các website tra cứu thông tin đăng ký doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước để xem.

Người lao động có được biết về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty hay không?

Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai được quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định này:
a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
d) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
đ) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Căn cứ trên quy định người sử dụng lao động phải công khai với người lao động về tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Như vậy, người lao động được biết về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty.

người lao động có được xem giấy phép kinh doanh của công ty

Người lao động có được quyền xem giấy phép kinh doanh của công ty nơi mình đang làm việc hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động được quyết định những nội dung gì?

Người lao động được quyết định những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
1. Người lao động được quyết định những nội dung sau:
a) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
b) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
d) Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
đ) Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
2. Hình thức quyết định của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép kinh doanh

Huỳnh Lê Bình Nhi

Giấy phép kinh doanh
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép kinh doanh có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép kinh doanh
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty muốn hợp tác kinh doanh với siêu thị để mở quầy bán thực phẩm, đồ uống trong siêu thị phải xin những Giấy phép nào?
Pháp luật
Kinh doanh cơ khí, gò hàn trong khu dân cư gây tiếng ồn thì bị xử phạt thế nào? Trường hợp chưa có Giấy phép kinh doanh mà tiến hành kinh doanh bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân xã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rút Giấy phép kinh doanh và ngưng cung cấp điện sinh hoạt đối với cơ sở chế biến vi phạm như một hình thức cưỡng chế thì có đúng quy định không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu cần những giấy tờ gì và nếu cơ sở không có Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu cần những giấy tờ gì và thẩm quyền do ai cấp phép?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy có bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh không? Giấy phép kinh doanh do cơ quan nào cấp?
Pháp luật
Giấy phép kinh doanh hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài bị thu hồi đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa đúng không?
Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bán buôn xe máy điện là gì?
Pháp luật
Giấy phép kinh doanh tiếng anh là gì? Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào