Người lao động đã được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì có phải huấn luyện an toàn điện hay không?
Người lao động phụ trách sửa chữa điện thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 và điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện để người lao động phụ trách công việc sửa chữa điện như sau:
"Điều 5. Yêu cầu chung về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
...
5. Bố trí người lao động làm công việc vận hành, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
b) Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
..."
Như vậy, để có thể phụ trách công việc sửa chữa điện thì người lao động phải được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề và được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
Người lao động đã được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì có phải huấn luyện an toàn điện hay không?
Người lao động đã được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì có phải huấn luyện an toàn điện hay không?
Ở đây 02 nội dung huấn luyện là khác nhau; không có quy định về việc nếu đã huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì không phải huấn luyện an toàn điện.
Nội dung huấn luyện an toàn điện được quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 51/2020/NĐ-CP) như sau:
"Điều 6. Quy định về huấn luyện, sát hạch an toàn điện
...
4. Chương trình huấn luyện phải có các nội dung chính sau:
a) Quy trình vận hành, xử lý sự cố đường dây điện, thiết bị điện nơi người lao động làm việc;
b) Quy định về an toàn khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định đường dây điện, thiết bị điện trong trường hợp có cắt điện và không cắt điện;
c) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp cấp cứu người bị nạn do điện;
d) Thiết lập vùng làm việc an toàn;
đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động;
e) Thực hành những nội dung có liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động."
Nội dung huấn luyện an toàn điện cho người lao động bao gồm quy trình vận hành, xử lý sự cố đường dây điện, thiết bị điện nơi người lao động làm việc; các quy định về an toàn khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định đường dây điện, thiết bị điện trong trường hợp có cắt điện và không cắt điện;...và các nội dung khác theo quy định vừa nêu trên.
Ai có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn điện cho người lao động?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về việc tổ chức huấn luyện như sau:
"Điều 7. Tổ chức huấn luyện
1. Đối với người lao động quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu huấn luyện, sát hạch và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn vị.
2. Đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện, sát hạch phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu, phải huấn luyện, sát hạch lại phần chưa đạt theo đề nghị của người sử dụng lao động.
..."
Theo đó, đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp ở điều kiện bình thường thì việc tổ chức huấn luyện sẽ do người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện.
Trường hợp, người lao động làm việc ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thì việc tổ chức huấn luyện an toàn điện sẽ do Sở Công Thương
Cả người sử dụng lao động và Sở Công Thương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tài liệu huấn luyện; lựa chọn người huấn luyện và tổ chức huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?