Người lao động đã được xác nhận bảng lương để vay tín chấp tại ngân hàng nhưng sau đó chết thì đơn vị chi trả thu nhập có phải chịu trách nhiệm không?

Anh bạn tôi là người lao động trong cơ quan tôi vay tín chấp với ngân hàng, thủ trưởng đơn vị xác nhận bảng lương anh ấy. Hiện nay anh đột ngột qua đời, xin hỏi trách nhiệm của cơ quan / thủ trưởng cơ quan như thế nào? Ai sẽ chịu trách nhiệm trả số tiền đó? Câu hỏi của anh Mạnh Khương ở Đồng Nai.

Người lao động xác nhận bảng lương vay tín chấp với ngân hàng nhưng sau đó chết thì đơn vị chi trả thu nhập có phải chịu trách nhiệm không?

Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy, về việc thủ trưởng đơn vị xác nhận bảng lương thì đó chỉ là việc xác nhận thu nhập của người lao động trong công ty, việc xác nhận này không làm phát sinh nghĩa vụ gì của cơ quan anh với ngân hàng.

Còn khoản nợ người lao động này sẽ được hoàn trả từ phần di sản mà người này để lại. Việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ này sẽ do những người hưởng thừa kế của người này thực hiện trong phạm vi di sản thừa kế mà người chết để lại.

Trong trường hợp di sản của người này để lại không đủ để trả nợ thì xem như ngân hàng sẽ bị mất phần nợ chênh lệch này theo quy định.

Bên đảm bảo vay tín chấp là những chủ thể nào?

Căn cứ Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về bên bảo đảm bằng tín chấp như sau:

Bên bảo đảm bằng tín chấp
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.

Theo đó, bên đảm bảo vay tín chấp là những chủ thể được quy định tại Điều 45 nêu trên.

Trong đó có tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,...

Vay tín chấp

Vay tín chấp (Hình từ Internet)

Bên đảm bảo vay tín chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?

Theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm vay tín chấp như sau:

Quyền, nghĩa vụ của các bên trong tín chấp
1. Bên bảo đảm bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ:
a) Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
b) Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
...

Theo đó, bên đảm bảo vay tín chấp có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 46 nêu trên.

Trong đó có nghĩa vụ chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Người vay tín chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?

Theo khoản 3 Điều 46 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của người vay tín chấp như sau:

Quyền, nghĩa vụ của các bên trong tín chấp
...
3. Người vay có quyền, nghĩa vụ:
a) Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay;
c) Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay;
d) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Theo đó, người vay tín chấp có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 3 Điều 46 nêu trên. Trong đó có nghĩa vụ trả đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vay tín chấp

Trần Thị Tuyết Vân

Vay tín chấp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vay tín chấp có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào