Người lao động đóng góp vào quỹ hưu trí theo tần suất mấy lần trên 01 tháng? Tần suất đóng góp vào quỹ hưu trí của người sử dụng lao động có gì khác so với người lao động?
Người lao động đóng góp vào quỹ hưu trí theo tần suất mấy lần trên 01 tháng?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH có quy định tần suất đóng góp của người lao động vào quỹ hưu trí như sau:
"Điều 10. Mức đóng góp, tần suất, thời gian và phương thức đóng góp của người lao động
Trong trường hợp người lao động cùng đóng vào quỹ hưu trí thì xác định mức đóng góp, tần suất, thời gian và phương thức đóng góp của mình cụ thể như sau:
1. Mức đóng góp bằng số tiền tuyệt đối hoặc bằng tỷ lệ phần trăm trên mức tiền lương của người lao động.
2. Tần suất đóng góp hằng tháng, hoặc hai tháng một lần, hoặc ba tháng một lần, hoặc tần suất khác do người lao động lựa chọn phù hợp với khả năng và nhu cầu của người lao động.
3. Thời gian đóng góp do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, phù hợp với chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mà người sử dụng lao động đã xây dựng và người lao động lựa chọn tham gia. Thời gian đóng góp được ghi cụ thể trong văn bản thỏa thuận.
4. Người lao động đóng góp vào quỹ hưu trí thông qua người sử dụng lao động ủy thác cho người sử dụng lao động đóng hoặc trích từ tiền lương tháng của mình để đóng vào quỹ hưu trí."
Như vậy, người lao động có thể đóng góp vào quỹ hưu trí theo tần suất đóng góp hằng tháng (tức là 01 lần/01 tháng), hoặc hai tháng một lần, hoặc ba tháng một lần, hoặc tần suất khác do người lao động lựa chọn phù hợp với khả năng và nhu cầu của người lao động.
Người lao động đóng góp vào quỹ hưu trí theo tần suất mấy lần trên 01 tháng?
Tần suất đóng góp vào quỹ hưu trí của người sử dụng lao động có gì khác so với người lao động?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH có quy định tần suất đóng góp quỹ hưu trí của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 9. Mức đóng góp, tần suất và thời gian đóng góp của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động xác định cụ thể mức đóng góp, tần suất và thời gian đóng góp của mình, như sau:
1. Mức đóng góp bằng số tiền tuyệt đối hoặc bằng tỷ lệ phần trăm trên mức tiền lương của người lao động. Mức đóng góp của người sử dụng lao động không thấp hơn mức đóng góp tối thiểu đã cam kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
2. Tần suất đóng góp hằng tháng, hoặc hai tháng một lần, hoặc ba tháng một lần, hoặc tần suất khác do người sử dụng lao động lựa chọn phù hợp với khả năng và nhu cầu của người sử dụng lao động.
3. Thời gian đóng góp do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, phù hợp với chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mà người sử dụng lao động đã xây dựng và người lao động lựa chọn tham gia. Thời gian đóng góp được ghi cụ thể trong văn bản thỏa thuận."
Theo đó, việc đóng góp vào quỹ hưu trí của người sử dụng lao động cũng được thực hiện theo tần suất hằng tháng, hoặc hai tháng một lần, hoặc ba tháng một lần, hoặc tần suất khác do người sử dụng lao động lựa chọn phù hợp với khả năng và nhu cầu của người sử dụng lao động, tương tự như quy định đối với người lao động.
Người lao động khi tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có những quyền gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH có quy định về quyền của người lao động khi tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
"Điều 11. Quyền của người lao động
Người lao động khi ký văn bản thỏa thuận phải được đảm bảo các quyền sau:
1. Quyết định việc tham gia hoặc ngừng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
2. Quyết định mức đóng góp, tần suất, thời gian, phương thức đóng góp của mình và việc thay đổi (nếu có) phù hợp với chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mà người sử dụng lao động đã xây dựng và người lao động lựa chọn tham gia.
3. Được hưởng toàn bộ quyền lợi đã được quy định trong chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mà mình tham gia, nội dung nêu tại văn bản thỏa thuận và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Được thỏa thuận với người sử dụng lao động để thay đổi nội dung trong văn bản thỏa thuận hoặc yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ những nội dung đã cam kết tại văn bản thỏa thuận và chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
5. Được hưởng phần đóng góp của người sử dụng lao động và kết quả đầu tư từ khoản đóng góp này khi người sử dụng lao động đơn phương ngừng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
6. Đơn phương chấm dứt thực hiện văn bản thỏa thuận.
7. Những quyền khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và theo quy định của pháp luật."
Như vậy, đối với trường hợp người lao động tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện thuộc chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, pháp luật hiện hành quy định một số quyền và nghĩa vụ cụ thể cũng như tần suất đóng góp phù hợp.
Bên cạnh đó, khi người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện cũng sẽ thực hiện theo tần suất tương tự như trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ hưu trí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?