Người sử dụng lao động có thể nhận ủy quyền để thực hiện việc đóng góp vào quỹ hưu trí thay cho người lao động hay không?
- Người sử dụng lao động có thể nhận ủy quyền để thực hiện việc đóng góp vào quỹ hưu trí thay cho người lao động hay không?
- Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí có quyền nhận kết quả đầu tư từ các khoản đã đóng góp hay không?
- Người sử dụng lao động khi đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện cần thực hiện những nghĩa vụ gì?
Người sử dụng lao động có thể nhận ủy quyền để thực hiện việc đóng góp vào quỹ hưu trí thay cho người lao động hay không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH có quy định về việc người lao động ủy quyền cho người sử dụng lao động như sau:
"Điều 15. Người lao động ủy quyền cho người sử dụng lao động
Người lao động ủy quyền cho người sử dụng lao động thực hiện một số công việc sau:
1. Ký hợp đồng tham gia quỹ hưu trí với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
2. Lựa chọn các phương án đầu tư theo quy định tại điều lệ quỹ hưu trí.
3. Thanh toán các khoản phí, chi phí liên quan theo quy định tại điều lệ quỹ hưu trí."
Đồng thời, Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH cũng có quy định những nghĩa vụ của người lao động cần đáp ứng khi tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
"Điều 12. Nghĩa vụ của người lao động
1. Thực hiện việc đóng góp đã cam kết trong văn bản thỏa thuận.
2. Thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 05 ngày làm việc đối với trường hợp thay đổi mức đóng, tần suất, thời gian và phương thức đóng góp; 03 ngày làm việc đối với trường hợp tạm ngừng hoặc ngừng thực hiện văn bản thỏa thuận.
3. Những nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và theo quy định của pháp luật."
Như vậy, có thể thấy việc thực hiện đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đã cam kết trong văn bản thỏa thuận là một trong những nghĩa vụ cần thực hiện của người lao động.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động chỉ có thể nhận ủy quyền và thực hiện một số công việc như: ký hợp đồng tham gia quỹ hưu trí với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí; lựa chọn các phương án đầu tư theo quy định tại điều lệ quỹ hưu trí; thanh toán các khoản phí, chi phí liên quan theo quy định tại điều lệ quỹ hưu trí.
Có thể thấy, nghĩa vụ thực hiện việc đóng góp vào quỹ hưu trí phải do chính người lao động thực hiện và không thể ủy quyền, trừ trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động đã có thỏa thuận trước về vấn đề này.
Người sử dụng lao động có thể nhận ủy quyền để thực hiện việc đóng góp vào quỹ hưu trí thay cho người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí có quyền nhận kết quả đầu tư từ các khoản đã đóng góp hay không?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH về quyền của người sử dụng lao động cụ thể như sau:
"Điều 13. Quyền của người sử dụng lao động
1. Quyết định mức đóng, tần suất, thời gian đóng góp phần đóng góp của mình.
2. Thỏa thuận với người lao động về việc thay đổi những nội dung trong văn bản thỏa thuận có liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
3. Được nhận lại khoản đóng góp của mình cho người lao động và kết quả đầu tư từ khoản đóng góp này trong các trường hợp được quy định tại chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện và văn bản thỏa thuận.
4. Đơn phương chấm dứt thực hiện văn bản thỏa thuận khi người lao động vi phạm quy định của pháp luật về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, quy định tại chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của doanh nghiệp.
5. Những quyền khác theo thỏa thuận với người lao động và theo quy định của pháp luật."
The đó, người sử dụng lao động có quyền được nhận lại khoản đóng góp của mình cho người lao động và kết quả đầu tư từ khoản đóng góp này, với điều kiện trước đó đã có quy định tại chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện và văn bản thỏa thuận.
Người sử dụng lao động khi đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện cần thực hiện những nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH, nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định như sau:
"Điều 14. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Thực hiện đóng góp theo mức đóng, tần suất, thời gian đóng góp đã thỏa thuận.
2. Tuân thủ và thực hiện các nội dung trong văn bản thỏa thuận và pháp luật quy định.
3. Đóng phần tiền do người lao động ủy thác cho người sử dụng lao động động (nếu có).
4. Tiến hành các thủ tục với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí để người lao động được hưởng hoặc chuyển tiếp việc tham gia đóng góp vào quỹ.
5. Những nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với người lao động và theo quy định của pháp luật."
Như vậy, pháp luật hiện hành liên quan đến việc đóng góp vào quỹ bổ sung tự nguyện có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia đóng góp.
Đồng thời, liên quan đến trường hợp người sử dụng lao động nhận ủy quyền của người lao động, người sử dụng lao động chỉ có thể thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ hưu trí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?