Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
- Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
- Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy về những nội dung gì?
- Thời gian bồi dưỡng bổ sung nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hàng năm đối với người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở lưu trú khách sạn không?
Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về những đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
...
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
...
Và theo quy định tại Mục 7 Phụ lục IV Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì các cơ sở thuộc danh mục bao gồm các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch 2017 cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.
Như vậy, đối với người lao động làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn là đối tượng bắt buộc phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy về những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì người lao động làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn sẽ được huấn luyện, bồi dưỡng những nội dung sau:
- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy;
- Biện pháp phòng cháy;
- Biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Thời gian bồi dưỡng bổ sung nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hàng năm đối với người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, thời gian bồi dưỡng bổ sung nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hàng năm đối với người lao động làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn phải đảm bảo tối thiểu 08 giờ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở lưu trú khách sạn không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
...
Bên cạnh đó, cơ sở lưu trú khách sạn là cơ sở thuộc Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở lưu trú khách sạn có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cho người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn đó.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy và chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?
- Chuyên gia thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được hưởng chế độ gì?
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?