Người lao động nghỉ ốm đau trùng với ngày nghỉ lễ thì có thể cùng lúc được thanh toán chế độ ốm đau và hưởng lương ngày lễ không?
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ phép trong năm?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hàng năm như sau:
"Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.."
Ngoài ra tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
"Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
..."
Từ quy định trên thì người lao động ngoài 12 ngày phép hàng năm thì còn các các ngày phép khách như 03 ngày phép nghỉ kết hôn; 01 ngày phép khi con kết hôn; 03 ngày phép khi người thân thuộc một trong các đối tượng theo quy định nêu trên
Có được tính là người lao động nghỉ lễ nếu thời gian xin nghỉ ốm trùng vào thời gian nghỉ lễ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ đau ốm như sau:
"Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên."
Theo đó thời gian nghỉ ốm đau không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần; vì vậy ngày 30/4 và 1/5 vẫn được tính là ngày nghỉ lễ, tết - nghỉ có hưởng lương, theo quy định.
Người lao động nghỉ ốm đau trùng với ngày nghỉ lễ thì có thể cùng lúc được thanh toán chế độ ốm đau và hưởng lương ngày lễ không?
Người lao động nghỉ ốm đau trùng ngày nghỉ lễ
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày Nghỉ lễ, tết như sau:
"Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này."
Đối với trường hợp nghỉ dài ngày thì căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ đau ốm như sau:
"Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội."
Trường hợp này, nghỉ ốm đau và nghỉ lễ, nghỉ tết là trùng nhau, cho nên nếu nghỉ ốm đau vào thời gian nghỉ lễ thì người lao động vẫn được thanh toán chế độ ốm đau, đồng thời vẫn được nghỉ hưởng nguyên lương ngày lễ. Tiền lương ngày nghỉ lễ là do người sử dụng lao động chi trả, còn tiền ốm đau là do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghỉ ốm đau có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?