Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi có sự thay đổi hình thức làm việc trong thời gian lao động không?
Thời hạn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về thời hạn giấy phép lao động như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, giấy phép lao động của người nước ngoài có thời hạn theo từng trường hợp trên nhưng không quá 02 năm.
Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi có sự thay đổi hình thức làm việc trong thời gian lao động không? (Hình từ Internet)
Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi có sự thay đổi hình thức làm việc trong thời gian lao động không?
Theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
...
9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:
...
b) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
...
Theo đó, người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực nhưng có sự thay đổi hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì phải xin cấp giấy phép lao động mới.
Như vậy, người lao động nước ngoài khi có sự thay đổi hình thức làm việc phải xin cấp giấy phép lao động mới theo quy định pháp luật.
Khi thay đổi hình thức công việc thì giấy phép lao động có hết hiệu lực hay không?
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực như sau:
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi.
Theo đó, các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực gồm:
- Giấy phép lao động hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
Như vậy, khi thay đổi hình thức làm việc sẽ dẫn đến người lao động nước ngoài làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp thì giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực ngay lập tức.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?