Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ giải quyết tranh chấp lao động không?
- Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động không?
- Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động bằng những hình thức nào?
- Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm gì trong việc tổ chức lấy ý kiến người lao động về dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động?
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động không?
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động không thì theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Những nội dung người lao động tham gia ý kiến
1. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm:
a) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
b) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;
c) Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
d) Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;
đ) Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
e) Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
...
Theo quy định trên, người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến.
Ngoài ra, người lao động ở doanh nghiệp nhà nước còn tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định các nội dung sau:
- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;
- Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
- Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước tham gia ý kiến (Hình từ Internet)
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động bằng những hình thức nào?
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động bằng những hình thức được quy định tại Điều 72 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Hình thức người lao động tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
1. Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
2. Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
3. Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;
4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
5. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Theo đó, căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
- Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
- Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
- Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;
- Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
- Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Như vậy, người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tham gia ý kiến vào dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động bằng một trong các hình thức nêu trên.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm gì trong việc tổ chức lấy ý kiến người lao động về dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động?
Trong việc tổ chức lấy ý kiến người lao động về dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến
1. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động về các nội dung quy định tại Điều 71 của Luật này; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến người lao động.
...
Theo quy định trên, Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động về các nội dung người lao động tham gia ý kiến;
Đồng thời, chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến người lao động.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?