Người lao động trong thời gian nghỉ dưỡng thai 3 tháng có được hưởng chế độ ốm đau hay chế độ thai sản không?
Nghỉ dưỡng thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
Như vậy: Theo quy định trên, để được hưởng chế độ thai sản khi sinh, lao động nữ phải đóng ít nhất 06 tháng bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Trường hợp khi mang thai mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh và có tổng thời gian đóng BHXH là 12 tháng thì khi sinh mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“Điều 21. Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
[...]
4. Kết luận về tình trạng sức khỏe quy định tại khoản 4 Điều này chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản."
Như vậy, hiện nay, nghỉ dưỡng thai chỉ là một căn cứ để xác định điều kiện hưởng chế độ thai sản. Do đó, thời gian nghỉ dưỡng thai người lao động sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm.
Người lao động trong thời gian nghỉ dưỡng thai 3 tháng có được hưởng chế độ ốm đau hay chế độ thai sản không?
Trường hợp nghỉ dưỡng thai để hưởng chế độ ốm đau được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
"Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền."
Như vậy, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội đáp ứng các điều kiện sau thì được giải quyết chế độ ốm đau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc không phải do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
- Phải nghỉ việc để điều trị;
- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, người lao động này cũng không được giải quyết chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sỹ.
Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau:
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Tải về mẫu Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất 2023: Tại Đây
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghỉ dưỡng thai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?