Người mất năng lực hành vi dân sự thì có được cấp căn cước công dân không? Có được sử dụng thẻ căn cước công dân để thực hiện các giao dịch không?
Người mất năng lực hành vi dân sự thì có được cấp căn cước công dân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
...
Đồng thời, theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Công dân có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
c) Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
d) Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
...
3. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều này.
Theo đó, công dân có quyền được cấp thẻ căn cước công dân theo quy định pháp luật. Và đối với người đang bị hạn chế năng lức hành vi dân sự có thể thông qua người đại diện hợp pháp của mình để thực hiện quyền được cấp căn cước công dân.
Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có quyền được cấp căn cước công dân thông qua người đại diện hợp pháp của họ.
Người mất năng lực hành vi dân sự thì có được cấp căn cước công dân không? Có được sử dụng thẻ căn cước công dân để thực hiện các giao dịch không? (Hình từ Internet)
Người mất năng lực hành vi dân sự sử dụng thẻ căn cước công dân để thực hiện các giao dịch được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
...
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
...
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Theo các quy định trên thì thẻ căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam đối với người đáp ứng các điều kiện về giao dịch dân sự theo pháp luật.
Tuy nhiên, đối với người mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện các giao dịch dân sự phải do người người đại diện theo pháp luật thực hiện.
Do đó, người mất năng lực hành vi dân sự không được sử dụng thẻ căn cước công dân để tực thực hiện các giao dịch dân sự.
Người mất năng lực hành vi dân sự đã được cấp thẻ căn cước công dân thì có phải thực hiện cấp đổi không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, đối với người mất năng lực hành vi dân sự đã được cấp thẻ căn cước công dân thì phải thực hiện cấp đổi khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước các độ tuổi nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người mất năng lực hành vi dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?