Người muốn gia nhập làm hội viên danh dự Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì? Hội viên danh dự này bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội khi nào?
Đối tượng nào có thể tham gia hội viên danh dự của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội như sau:
Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội
1. Hội viên chính thức: Các tổ chức pháp nhân Việt Nam, các cá nhân có đủ tiêu chuẩn sau đây, tự nguyện và tán thành Điều lệ, có bản đăng ký gia nhập Hiệp hội đều được xem xét kết nạp làm hội viên chính thức của Hiệp hội:
a) Hội viên tổ chức: Gồm các Làng nghề (đã được chính thức công nhận); các doanh nghiệp, hợp tác xã, các Hiệp hội, hội có liên quan đến làng nghề được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ, tán thành Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tự nguyện có đơn xin gia nhập thì được xem xét kết nạp làm hội viên;
b) Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam là doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia quản lý, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá có tâm huyết, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội thì được xem xét kết nạp làm hội viên.
2. Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành Điều lệ hiệp hội, thì được Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết. Hội viên liên kết, được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội.
3. Hội viên danh dự: Là những nghệ nhân, chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử có uy tín (chưa có điều kiện tham gia trực tiếp), có tâm huyết và đóng góp đặc biệt cho công tác phát triển của Hiệp hội, tán thành điều lệ của Hiệp hội, được lãnh đạo Hiệp hội mời tham gia; không đóng hội phí.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng có thể tham gia hội viên danh dự của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là những nghệ nhân, chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử có uy tín (chưa có điều kiện tham gia trực tiếp), có tâm huyết và đóng góp đặc biệt cho công tác phát triển của Hiệp hội, tán thành điều lệ của Hiệp hội, được lãnh đạo Hiệp hội mời tham gia; không đóng hội phí.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (Hình từ Internet)
Người muốn gia nhập làm hội viên danh dự của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội như sau:
Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội
…
4. Điều kiện gia nhập Hiệp hội
Tổ chức và công dân Việt Nam muốn gia nhập Hiệp hội cần nộp hồ sơ gia nhập Hiệp hội tại Văn phòng Hiệp hội, gồm có:
a) Đơn gia nhập Hiệp hội;
b) Tờ khai trích ngang theo mẫu quy định;
c) Bản sao quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, tổ chức pháp nhân).
Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, chấp nhận đơn gia nhập và tổ chức kết nạp hội viên mới.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người muốn gia nhập làm hội viên danh dự của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thì hồ sơ gồm:
- Đơn gia nhập Hiệp hội;
- Tờ khai trích ngang theo mẫu quy định.
Hội viên danh dự của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội khi nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội như sau:
Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội
…
5. Thủ tục hội viên ra khỏi Hiệp hội
Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội cần làm đơn gửi Ban chấp hành Hiệp hội. Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Hiệp hội thông báo chấp thuận.
Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân bị mất quyền công dân, tổ chức doanh nghiệp bị mất tư cách pháp nhân;
b) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội;
c) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và uy tín của Hiệp hội;
d) Không đóng hội phí trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ khi Hiệp hội thông báo lần thứ hai;
đ) Không tham gia hoạt động Hiệp hội theo nghĩa vụ của hội viên đã quy định tại điều 8 của Điều lệ này.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên danh dự của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cá nhân bị mất quyền công dân, tổ chức doanh nghiệp bị mất tư cách pháp nhân;
- Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội;
- Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và uy tín của Hiệp hội;
- Không đóng hội phí trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ khi Hiệp hội thông báo lần thứ hai;
- Không tham gia hoạt động Hiệp hội theo nghĩa vụ của hội viên đã quy định tại điều 8 của Điều lệ này.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?