Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? Phải tuân thủ những nội dung nào của Quy tắc ứng xử?
Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Kiến trúc 2019 về việc hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
2. Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam tuân thủ những nội dung nào của Quy tắc ứng xử nghề nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Kiến trúc 2019 thì người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
Theo đó, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc hành nghề;
- Cạnh tranh trong hành nghề;
- Bảo đảm quyền bình đẳng giới;
- Quyền sở hữu trí tuệ;
- Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 85/2020/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
b) Văn bằng giáo dục đại học do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với nội dung chứng chỉ đề nghị cấp; đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;
d) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;
đ) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu còn hiệu lực;
e) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với người nước ngoài gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP tải về.
(2) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
(3) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau:
- Văn bằng giáo dục đại học do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với nội dung chứng chỉ đề nghị cấp;
- Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai.
Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;
- Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Kết quả sát hạch đạt yêu cầu còn hiệu lực.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hành nghề kiến trúc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?