Người nước ngoài khi nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam phải có những giấy tờ gì theo quy định hiện nay?
Người nước ngoài khi nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam phải có những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP quy định như sau:
Điều kiện nhập cảnh, xuất cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu
1. Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu phải có một trong các giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hợp lệ còn thời hạn ít nhất 06 tháng;
b) Giấy thông hành biên giới hợp lệ và các giấy tờ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước láng giềng còn thời hạn ít nhất 45 ngày.
...
Theo đó, người nước ngoài khi nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam phải có những giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hợp lệ còn thời hạn ít nhất 06 tháng;
- Giấy thông hành biên giới hợp lệ và các giấy tờ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước láng giềng còn thời hạn ít nhất 45 ngày.
Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam (Hình từ Internert)
Người nước ngoài không được nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP quy định như sau:
Điều kiện nhập cảnh, xuất cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu
...
2. Người nước ngoài không thuộc trường hợp “chưa cho nhập cảnh”, “tạm hoãn xuất cảnh” quy định tại các Điều 21, 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài không được nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp chưa cho xuất nhập cảnh như sau:
- Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
- Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
- Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
- Vì lý do thiên tai.
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, người nước ngoài không được nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh như sau:
- Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
- Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Việc nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam
Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam được tạm trú bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại khu kinh tế cửa khẩu
1. Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu được tạm trú không quá 15 ngày.
2. Người nước ngoài được tạm trú ở cơ sở lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu trừ khu vực cấm, khu vực tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền hoặc vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển.
3. Đối với công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu phổ thông điện tử thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Công an.
4. Người nước ngoài nhập cảnh khu kinh tế cửa khẩu nào được đóng dấu khu kinh tế cửa khẩu đó (thực hiện theo mẫu số 01/KC ban hành kèm theo Thông tư này).
5. Người nước ngoài sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế thuộc diện đối tượng nêu tại Thông tư này, đang tạm trú tại khu kinh tế cửa khẩu nếu có nhu cầu đi du lịch ra khu vực khác của Việt Nam phải được doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bảo lãnh làm thủ tục với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xét cấp thị thực.
6. Người nước ngoài sử dụng giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ khác nêu tại Khoản 1 Điều 3 nhập cảnh nếu có nhu cầu đi đến các địa điểm khác trong tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu phải được doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bảo lãnh làm thủ tục với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xét cấp giấy phép tham quan (thực hiện theo mẫu số 03/GP ban hành kèm theo Thông tư này). Không giải quyết cho tham quan du lịch các địa phương khác trong nội địa Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam được tạm trú không quá 15 ngày.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?