Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể tốt nghiệp chuyên ngành marketing du lịch hay không?
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể tốt nghiệp chuyên ngành marketing du lịch hay không?
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch có thể giữ vị trí giám đốc điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này hay không?
- Có thể bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế thông qua những nội dung gì?
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể tốt nghiệp chuyên ngành marketing du lịch hay không?
Tại khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017 có quy định như sau:
"2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế."
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL, chuyên ngành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định cụ thể như sau:
"Điều 3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch;
h) Quản trị du lịch MICE;
i) Đại lý lữ hành;
k) Hướng dẫn du lịch;
l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;
m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’
Căn cứ vào quy định trên, bạn là sinh viên tốt nghiệp từ chuyên ngành marketing du lịch, nên xét về chuyên ngành về lữ hành, bạn đã đáp ứng điều kiện "tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành" theo quy định của pháp luật.
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch có thể giữ vị trí giám đốc điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL có quy định về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch như sau:
"Điều 3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành."
Như vậy, theo quy định hiện hành, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch chỉ có thể nắm giữ một trong những vị trí như: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành. Đối với vị trí giám đốc điều hành doanh nghiệp mà bạn nói, nếu chức danh này ở doanh nghiệp bạn tương đương với vị trí chủ tịch công ty hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân, tổng giám đốc theo quy định của pháp luật thì người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch vẫn có thể nắm giữ vị trí này.
Có thể bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế thông qua những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:
"2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thông qua các điều kiện về chuyên ngành cũng như vị trí hoạt động, đồng thời quy định nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế cụ thể như trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?