Người sử dụng lao động sử dụng 2.000 người lao động thì số lượng tối thiểu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu người?
- Người sử dụng lao động sử dụng 2.000 người lao động thì số lượng tối thiểu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu người?
- Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật đúng hay không?
- Sau thời hạn bao lâu thì người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại?
Người sử dụng lao động sử dụng 2.000 người lao động thì số lượng tối thiểu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu người?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về số lượng, thành phần tham gia đối thoại cụ thể như sau:
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Bên người lao động
a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng tham gia.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên thì sẽ có ít nhất 24 người tham gia bên phía người lao động.
Do đó, số lượng tối thiểu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc là 24 người trong trường hợp người sử dụng lao động sử dụng 2.000 người lao động.
Người sử dụng lao động sử dụng 2.000 người lao động thì số lượng tối thiểu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật đúng hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cụ thể như sau:
Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
...
4. Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
Do đó, nếu bên người sử dụng lao động không có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật nhưng có người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện theo quy định thì đối thoại định kỳ tại nơi làm việc vẫn được tiến hành.
Cần lưu ý rằng, trong trường hợp này diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại người lao động (nếu có).
Sau thời hạn bao lâu thì người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cụ thể như sau:
Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
...
5. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại trong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đối thoại tại nơi làm việc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?