Người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có phải là thành viên công ty không?
- Người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có phải là thành viên công ty không?
- Người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp không muốn trở thành thành viên công ty thì có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp không?
- Người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có thể là những ai?
Người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có phải là thành viên công ty không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
2. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
...
Như vậy, theo quy định thì người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên sẽ trở thành thành viên công ty.
Tuy nhiên, người thừa kế cần đáp ứng các điều kiện để có thể trở thành thành viên công ty thì không được thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có phải là thành viên công ty không? (Hình từ Internet)
Người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp không muốn trở thành thành viên công ty thì có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
...
4. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.
5. Trường hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
...
Như vậy, theo quy định thì người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp không muốn trở thành thành viên công ty thì có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật Doanh nghiệp.
Người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có thể là những ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, người thừa kế theo pháp luật phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có thể là những người sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần vốn góp bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?