Người tiếp công dân của Bộ Xây dựng phải bảo đảm những tiêu chuẩn nào? Người tiếp công dân của Bộ Xây dựng không được thực hiện những hành vi nào?
Người tiếp công dân của Bộ Xây dựng phải bảo đảm những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015, có quy định về tiêu chuẩn đối với người tiếp công dân như sau:
Tiêu chuẩn đối với người tiếp công dân
Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách tiếp công dân. Người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn; nắm vững chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; am hiểu thực tế; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, có kỹ năng giao tiếp, nhiệt tình; bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với công việc được giao để thực hiện tốt công tác tiếp dân theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người tiếp công dân của Bộ Xây dựng phải bảo đảm những tiêu chuẩn là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn; nắm vững chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; am hiểu thực tế; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, có kỹ năng giao tiếp, nhiệt tình; bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với công việc được giao để thực hiện tốt công tác tiếp dân theo đúng quy định của pháp luật.
Người tiếp công dân của Bộ Xây dựng phải bảo đảm những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân của Bộ Xây dựng không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015, có quy định về các hành vi bị nghiệm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
8. Vi phạm các quy định khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người tiếp công dân của Bộ Xây dựng không được thực hiện những hành vi sau:
- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
- Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
- Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
- Vi phạm các quy định khác theo quy định của pháp luật
Người tiếp công dân của Bộ Xây dựng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015, có quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân như sau:
Trách nhiệm của người tiếp công dân
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thì người tiếp công dân của Bộ Xây dựng có những trách nhiệm được quy định như trên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?