Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì?
- Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người tiêu dùng trong trường hợp nào?
- Điều khoản của Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục không có hiệu lực trong trường hợp nào?
Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP giải thích về Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.
Dẫn chiếu đến Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
...
3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục tại bất kỳ thời điểm nào và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, người tiêu dùng chỉ phải thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng.
...
Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, người tiêu dùng cần lưu ý:
- Người tiêu dùng có thể đơn phương chấm dứt Hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào nhưng cần thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ.
- Người tiêu dùng khi chấm dứt hợp đồng cần thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng. Đối với dịch vụ chưa sử dụng thì không có nghĩa vụ thanh toán.
Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì? (hình từ internet)
Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người tiêu dùng trong trường hợp nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người tiêu dùng trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
...
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ sau:
a) Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, không được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán bất kỳ khoản tiền nào trước khi dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng;
b) Không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng. Trường hợp cần sửa chữa, bảo trì hoặc vì lý do nào khác bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày dừng cung cấp dịch vụ;
c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết với người tiêu dùng;
d) Trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải kịp thời kiểm tra, giải quyết.
Theo quy định này, tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp cần sửa chữa, bảo trì hoặc vì lý do nào khác bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày dừng cung cấp dịch vụ;
Điều khoản của Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục không có hiệu lực trong trường hợp nào?
Tại Mục 2 Nghị định 99/2011/NĐ-CP thì hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là một dạng của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, do đó cần tuân thủ các quy định của loại hợp đồng này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định điều khoản của Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục không có hiệu lực trong trường hợp sau:
- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
- Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;
- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;
- Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?