Người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng bị phạt đến 10 triệu đồng đúng không?
- Người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng bị phạt đến 10 triệu đồng đúng không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là bao lâu?
- Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng không?
Người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng bị phạt đến 10 triệu đồng đúng không?
Mức xử phạt đối với người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng được quy định tại điểm b khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:
Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức du lịch, tham quan trong rừng mà không được phép của chủ rừng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức các dịch vụ, kinh doanh trong rừng mà không được phép của chủ rừng;
b) Tổ chức nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng không phù hợp với đề án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản, thì bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 20 của Nghị định này.
Theo quy định trên, người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Rừng đặc dụng (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là 02 năm.
Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng không?
Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
...
Như vậy, Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền đến 500.000 đồng.
Do người tổ chức giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ không có quyền xử phạt người này.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rừng đặc dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?