Người trực tiếp đảm nhiệm công việc mã dịch mật mã được hưởng phụ cấp đặc thù cơ yếu là bao nhiêu?
Người trực tiếp đảm nhiệm công việc mã dịch mật mã được hưởng phụ cấp đặc thù cơ yếu là bao nhiêu?
Theo Điều 22 Nghị định 32/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu như sau:
Chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu mức: 10%, 15% và 25% so với mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được quy định tại Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Dẫn chiếu theo Danh mục số 06 - Đối tượng hưởng phụ cấp đặc thù cơ yếu ban hành kèm theo Nghị định 32/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng hưởng phụ cấp đặc thù cơ yếu như sau:
DANH MỤC SỐ 06
ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG PHỤ CẤP ĐẶC THÙ CƠ YẾU
1. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu trực tiếp đảm nhiệm các công việc:
a) Nghiên cứu khoa học công nghệ kỹ thuật mật mã;
b) Mã dịch mật mã;
c) Tác chiến mạng, giám sát an ninh mạng;
d) Chứng thực số.
2. Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu trực tiếp đảm nhiệm các công việc:
a) Quản lý, chỉ huy, chỉ đạo sử dụng kỹ thuật mật mã;
b) Tham mưu, kế hoạch, huấn luyện, đào tạo, tổ chức xây dựng lực lượng cơ yếu;
c) Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mật mã;
d) Giáo viên tại các nhà trường trong lực lượng cơ yếu;
đ) Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, triển khai, cung cấp sản phẩm mật mã;
e) Thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế về cơ yếu.
3. Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu trực tiếp đảm nhiệm các công việc bảo đảm, phục vụ cho các hoạt động trong lực lượng cơ yếu (không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Danh mục này)./.
Theo quy định nêu trên thì người làm công tác cơ yếu trực tiếp đảm nhiệm công việc mã dịch mật mã được hưởng phụ cấp đặc thù bằng 25% so với mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Tiêu chuẩn ăn của người trực tiếp đảm nhiệm công việc mã dịch mật mã được quy định thế nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 08/2014/TTLT-BQP-BTC-BYT hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn vật chất hậu cần và chế độ chăm sóc y tế đối với người làm công tác cơ yếu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Y tế ban hành
Tiêu chuẩn ăn của người làm công tác cơ yếu
Tiêu chuẩn ăn của người làm công tác cơ yếu quy định tại Điều 3 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu (sau đây viết tắt là Nghị định số 32/2013/NĐ-CP) thực hiện như sau:
1. Tiêu chuẩn ăn của người làm công tác cơ yếu đảm nhiệm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
a) Mức 1: mức tiền ăn bằng 1,6 lần so với tiêu chuẩn ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh thuộc Quân đội nhân dân được áp dụng đối với người đang làm công việc sau:
Nấu lô, nấu sơn tổng hợp, keo quét, gắn phủ các loại tài liệu mật mã;
Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị trong xe máy mã.
b) Mức 2: mức tiền ăn bằng 1,5 lần so với tiêu chuẩn ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh thuộc Quân đội nhân dân được áp dụng đối với người đang làm công việc sau:
Mã dịch mật mã;
Nghiên cứu, chế thử, thử nghiệm máy mật mã và sản xuất khóa mật mã;
Sản xuất mạch in của máy mật mã;
Nấu đúc, tẩy rửa chữ chì, chữ nhựa;
Vận hành máy in Typo, ốp sét in các loại tài liệu mật mã;
Đóng xén thủ công các loại tài liệu mật mã;
Thủ kho bảo quản, bốc xếp, tiếp nhận, cấp phát tài liệu, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật mật mã;
Vận hành công văn, tài liệu mật mã tối khẩn, hẹn giờ;
Thiêu hủy, vận hành hệ thống nghiền hủy các loại tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, trang thiết bị kỹ thuật mật mã và máy mã;
Chế bản, in tài liệu kỹ thuật mật mã; chế bản điện tử cho sản xuất mạch in;
Kiểm tra các loại tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
Vận hành, quản trị các hệ thống chứng thực điện tử; giám sát an ninh mạng cho các hệ thống công nghệ thông tin;
Sửa chữa cơ, điện bảo đảm cho sản xuất các loại tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
Kiểm định, đánh giá các loại sản phẩm mật mã và máy mã.
c) Mức 3: mức tiền ăn bằng 1,3 lần so với tiêu chuẩn ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh thuộc Quân đội nhân dân được áp dụng đối với giáo viên giảng dạy nghiệp vụ kỹ thuật mật mã.
...
Theo quy định mức tiền ăn của người trực tiếp đảm nhiệm công việc mã dịch mật mã bằng 1,5 lần so với tiêu chuẩn ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh thuộc Quân đội nhân dân.
Người trực tiếp đảm nhiệm công việc mã dịch mật mã được hưởng phụ cấp đặc thù cơ yếu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp đảm nhiệm công việc mã dịch mật mã có nghĩa vụ, trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 24 Luật cơ yếu 2011 quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm công tác cơ yếu trực tiếp đảm nhiệm công việc mã dịch mật mã như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mã dịch mật mã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?