Người Trung Quốc sống gần biên giới Việt Nam nhận nuôi con nuôi trẻ em ở Lai Châu cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Người Trung Quốc sống gần biên giới Việt Nam nhận nuôi con nuôi trẻ em ở Lai Châu cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp này được nộp ở đâu? Thời hạn giải quyết việc đăng ký nhận nuôi con nuôi là bao lâu? Câu hỏi của chị Trinh đến từ Lào Cai.

Người Trung Quốc sống gần biên giới Việt Nam nhận nuôi con nuôi trẻ em ở Lai Châu cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
1. Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải có đơn kèm theo các giấy tờ sau đây do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp:
a) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Văn bản xác nhận về việc người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó;
d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
đ) Giấy khám sức khỏe;
e) Hai ảnh mới nhất, chụp toàn thân, cỡ 9 cm x 12 cm hoặc 10 cm x 15 cm.
...

Chiếu theo quy định này, người Trung Quốc sống gần biên giới Việt Nam nhận nuôi con nuôi trẻ em ở Lai Châu thuộc trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi và chịu sự điều chỉnh của các quy định liên quan.

Như vậy, người Trung Quốc sống gần biên giới Việt Nam nhận nuôi con nuôi trẻ em ở Lai Châu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

(1) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

(2) Phiếu lý lịch tư pháp;

(3) Văn bản xác nhận về việc người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó;

(4) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

(5) Giấy khám sức khỏe;

(6) Hai ảnh mới nhất, chụp toàn thân, cỡ 9 cm x 12 cm hoặc 10 cm x 15 cm.

Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp người Trung Quốc sống gần biên giới Việt Nam nhận nuôi con nuôi trẻ em ở Lai Châu được nộp ở đâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
...
2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải được dịch ra tiếng Việt, lập thành 02 bộ hồ sơ. Người nhận con nuôi phải nộp 02 bộ hồ sơ của mình kèm theo 02 bộ hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận làm con nuôi; mỗi bộ hồ sơ của trẻ em gồm các giấy tờ quy định tại Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi.
Khi nộp hồ sơ, người nhận con nuôi phải xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Nghị định này.
...

Theo đó, hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp người Trung Quốc nhận nuôi con nuôi trẻ em Việt nam sống ở Lai Châu được lập thành 02 bộ hồ sơ, người nhận con nuôi phải nộp 02 bộ hồ sơ của mình kèm theo 02 bộ hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận làm con nuôi.

Hồ sơ của trẻ được nhận nuôi con nuôi bao gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi 2010 cụ thể gồm các giấy tờ sau:

(1) Giấy khai sinh;

(2) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

(3) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

(4) Tùy trường hợp trẻ được nhận nuôi mà người nhận nuôi nộp một trong các giấy tờ sau:

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;

- Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;

- Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;

- Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

(5) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết việc đăng ký nhận nuôi con nuôi khi người nhận nuôi là Trung Quốc nhận nuôi con nuôi trẻ em Việt nam sống ở Lai Châu là bao lâu?

Theo Điều 21 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết việc đăng ký nhận nuôi con nuôi khi người nhận nuôi là Trung Quốc nhận nuôi con nuôi trẻ em Việt nam sống ở Lai Châu được xác định như sau:

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và có văn bản gửi Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ của người nhận con nuôi và 01 bộ hồ sơ của trẻ em để xin ý kiến.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi theo thủ tục quy định tại Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP; trường hợp Sở Tư pháp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nhận con nuôi.

Như vậy, thời gian tối đa giải quyết đăng ký nuôi con nuôi là 30 ngày kể từ ngày người nhận nuôi trẻ nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận làm con nuôi.

Tải về mẫu quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi con nuôi

Phạm Thị Xuân Hương

Nuôi con nuôi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nuôi con nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi con nuôi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cặp đôi đồng tính có được nhận con nuôi không? Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Tải về file word?
Pháp luật
Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi không? Con nuôi có được nhận di sản thừa kế không?
Pháp luật
Khi nhận nuôi con nuôi thì có bắt buộc phải hỏi ý kiến của cha mẹ đẻ của con nuôi? UBND xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi nào?
Pháp luật
Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ có vi phạm pháp luật không? Phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ bị xử phạt không?
Pháp luật
Lợi dụng việc làm con nuôi của người dân tộc thiểu số để hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người có điều kiện về kinh tế thì được nhận nuôi con nuôi đúng không? Khi đăng ký nhận nuôi con nuôi phải có mặt những ai?
Pháp luật
Việc nhận nuôi con nuôi có cần phải được sự đồng ý từ anh chị ruột của người được nhận làm con nuôi không?
Pháp luật
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào